Để giảm nghèo có hiệu quả, Bạc Liêu đã huy động nguồn lực, với nhiều giải pháp đồng bộ trong đó có phân công ban, ngành cấp tỉnh đỡ đầu hộ nghèo.

Tỉnh thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Từ đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, các chuỗi liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân cũng được quan tâm đẩy mạnh; hướng dẫn người dân thường xuyên theo dõi tình hình và trao đổi với các công ty, doanh nghiệp để nắm bắt cụ thể nhu cầu để đảm bảo sau dịch bệnh có nguồn nguyên liệu tốt nhất cung cấp cho thị trường.

{keywords}
Nông dân huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) canh tác lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp, nhất là các dự án về năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và dự án Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu. Các dự án công nghiệp phục vụ cho Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Cảng biển Gành Hào... và các dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Theo ông Lê Minh Chiến, Bạc Liêu cũng tích cực tranh thủ nguồn vốn từ chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nghề, mở các lớp tập huấn ngắn hạn về quản lý nhân sự, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người dân, nhất là khu vực nông thôn.

Năm nay Bạc Liêu đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo  xuống còn dưới 1%.

Văn Thường