Các địa phương trong tỉnh chú trọng công tác khảo sát, tổng hợp nhu cầu học nghề của người học, để xây dựng các danh mục đào tạo nghề, từ đó các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường được nhân rộng; những ngành, nghề không còn phù hợp đều được thay thế. Ví dụ, năm 2019, một số ngành, nghề phi nông nghiệp đã được triển khai hiệu quả là: may công nghiệp, bảo mẫu, kỹ thuật xây dựng, lái xe nâng, nghiệp vụ buồng-phòng, kỹ thuật chế biến món ăn…

{keywords}
Đào tạo nghề cho LĐNT phải bám sát nhu cầu thị trường. Ảnh minh họa

Các chương trình đào tạo nghề của tỉnh đều hướng tới giải quyết việc làm, chú trọng “đầu ra”, giúp NLĐ sống được bằng nghề. Hơn nữa, xu hướng đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay không chỉ là các nghề nông nghiệp mà còn tập trung vào các lĩnh vực phi nông nghiệp để phục vụ sản xuất của các DN trong tỉnh. Năm 2019, toàn tỉnh có 1.902 NLĐ được đào tạo nghề trong đó, có 1.064 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp và 838 người được đào tạo nghề nông nghiệp.

Theo thống kê của Sở LĐTBXH, năm 2019, toàn tỉnh có 44.366 người lao động được giải quyết việc làm (đạt 134%) so với kế hoạch năm. Năm 2020, Sở đặt mục tiêu giải quyết việc làm và tạo đủ việc làm cho 34.000 người lao động. Số người được đào tạo mới trong năm 2020 là 30.000; trong đó, trình độ Cao đẳng là 1.200 người; Trung cấp là 2.000 người; sơ cấp và dưới 3 tháng là 26.800 người.

Được biết, trong năm 2020, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, bám sát nhu cầu của thị trường, từng bước giải quyết việc làm bền vững cho lao động. Trên cơ sở đó, những ngành, nghề trọng điểm, cần sử dụng nhiều lao động được tạo điều kiện để mở rộng và đầu tư nâng cao chất lượng.

Kim Anh