Sau 3 lần xin tạm hoãn nhằm “kéo dài thời gian” trả nợ nhưng Công ty Phú An, chủ đầu tư dự án Happyland vẫn không thể trả khoản nợ gần 800 tỷ đồng khiến lực lượng chức năng buộc phải cưỡng chế, kê biên xử lý tài sản đảm bảo.

Ngày 25/10, nguồn tin từ Chi cục thi hành án dân sự tỉnh Long An cho biết đang thực hiện công tác cưỡng chế, kê biên xử lý tài sản đảm bảo đối với dự án Happyland.

Theo Chi cục thi hành án dân sự tỉnh Long An, việc cưỡng chế, kê biên xử lý tài sản đối với dự án Happyland là do dự án này sau 3 lần xin tạm hoãn vẫn không trả được nợ.

Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với hơn 55 hecta đất cạnh đó do UBND tỉnh Long An cấp năm 2011, sử dụng với mục đích công nghiệp nhưng đã được chuyển sang đất cơ sở văn hóa và đang được thế chấp từ năm 2012.

{keywords}
Dự án Happyland (Khu phức hợp giải trí Khang Thông) do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) làm chủ đầu tư.

Tài sản phải kê biên gồm quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích hơn 19,6 hecta cạnh sông Vàm Cỏ Đông (xã Thạnh Đức, Bến Lức) do UBND tỉnh Long An cấp năm 2011, sử dụng với mục đích đất cơ sở văn hóa đang được Công ty Phú An thế chấp từ năm 2015.

Toàn bộ tài sản sẽ hình thành trong tương lai của hơn 86,4 hecta đất trong Khu công nghiệp Thạnh Đức do UBND tỉnh Long An cấp năm 2005, được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay vào năm 2007.

Tháng 2/2015, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tại TP HCM đã ra hai phán quyết buộc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An phải trả cho một công tại Nga số tiền hơn 5,125 triệu USD (gần 118 tỷ đồng).

Trong đó bao gồm hơn 4,5 triệu USD tiền gốc, 625 ngàn USD tiền lãi chậm trả và phí trọng tài.

Năm 2016, Cục thi hành án dân sự TP HCM đã có 2 quyết định ủy thác cho Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An thi hành án.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An còn phải thi hành hơn 674 tỷ đồng do nợ của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị khác. Trong đó có hơn 617 tỉ đồng cùng lãi chậm thi hành án từ việc nợ của Chi nhánh Agribank Bình Chánh TP HCM và 1,5 tỷ đồng cùng lãi phát sinh chậm thi hành án do nợ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An.

Như vậy, chỉ tính riêng số nợ mà công ty Phú An phải trả cho doanh nghiệp của Nga và các tập thể, cá nhân trong nước đã lên tới gần 800 tỷ đồng.

{keywords}
Sau 3 lần xin tạm hoãn, công ty Phú An vẫn không tự giải quyết được nợ nần nên Chi cục thi hành án dân sự Long An đã thực hiện cưỡng chế kê biên xử lý tài sản theo đúng quy định hiện hành.

Khi đoàn cưỡng chế đến thực hiện kê biên vào cuối tháng 5/2017, đại diện công ty Phú An đã xin tạm dời lại 2 tháng với lý do đang xúc tiến việc chuyển nhượng cổ phần của công ty và đã có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, sẽ trả nợ dứt điểm.

Đến đầu tháng 8/2017, đại diện công ty Phú An lại tiếp tục xin gia hạn thời gian đến cuối tháng 8 để giải quyết nợ nần vì công ty Phú An đã ký được hợp đồng với một đối tác từ nước ngoài.

Đến đầu tháng 9, công ty Phú An lại tiếp được được xin gia hạn thi hành án với lý do tương tự.

Tuy nhiên sau 3 lần xin tạm hoãn, công ty Phú An vẫn không tự giải quyết được nợ nần nên Chi cục thi hành án dân sự Long An đã thực hiện cưỡng chế kê biên xử lý tài sản theo đúng quy định hiện hành.

(Theo Dân trí)