Đội ngũ phát triển Axie Infinity có thể giữ nửa tỷ USD nhờ nắm giữ trữ lượng lớn đồng tiền ảo Axie Infinity Shards (AXS) do chính mình phát triển và phân phối. Tuy nhiên, có thể hiểu đồng này như là cổ phiếu của trò chơi mà nhà phát triển sẽ tìm cách giữ lại để ổn định nền kinh tế trong game, chứ không vội vàng bán ra để thu lời. 

{keywords}
Tổng doanh thu trọn đời (life-time) của Axie Infinity đến tháng 7 là khoảng hơn 200 triệu USD, theo Token Terminal.

Bởi Sky Mavis (nhà phát triển của Axie Infinity) có các cách khác nhau để kiếm doanh thu từ người chơi và đã đạt doanh thu cộng gộp kỷ lục hơn 200 triệu USD vào tháng 7, theo dữ liệu từ Token Terminal.

Bán vật phẩm ảo, thu phí hoa hồng

Axie Infinity là một game nuôi thú cưng và để chúng chiến đấu kiếm phần thưởng như đã biết. Tuy nhiên, ban đầu khi chưa có người chơi và chưa phát hành đồng AXS, nhà phát triển sẽ phải tạo ra những thú cưng đầu tiên và mở bán cho game thủ.  

Tương tự sau đó là các đợt mở bán vật phẩm, bán đất, bán các gói vật phẩm đầu tiên theo lộ trình phát triển game. Các hoạt động này kéo dài từ năm 2018 đến năm 2020 đem lại doanh thu ban đầu cho Axie Infinity là hơn 6.400 Ethereum, theo sách trắng của dự án.

Tuy vậy, nguồn doanh thu ban đầu này là không đáng kể ở thời điểm trước năm 2021, bởi khi đó giá trị của đồng Ethereum là khá thấp. Trừ khi Sky Mavis có những khoản tiền đầu tư khác để duy trì hoạt động, nếu không họ buộc phải bán số đồng Ethereum này đi để lấy tiền thật trang trải chi phí.

{keywords}
Giai đoạn đầu, Axie Infinity bán vật phẩm ảo kiếm được khoảng hơn 6.400 Ethereum, theo sách trắng của dự án.

Đến đầu năm 2021, sự bùng nổ của thị trường tiền ảo kéo theo sự chú ý của người chơi với các dự án game blockchain như Axie Infinity. Kết quả, game tăng vọt lượng người chơi kéo theo sự tăng vọt về các giao dịch thú cưng, mua bán vật phẩm ảo trên chợ.

Với mỗi giao dịch như vậy, đội ngũ phát triển Axie Infinity thu phí 4,25%. Để so sánh, sàn phi tập trung PancakeSwap lấy phí 0,2% trên mỗi giao dịch còn ví MetaMask thu phí 0,825%. 

Các giao dịch này được thực hiện trên mạng lưới Ethereum, do đó đội ngũ phát triển Axie Infinity sẽ thu về đồng tiền ảo Ethereum. Mặc dù đều là tiền ảo, nhưng Ethereum đang là tiền số có vốn hóa lớn thứ hai thế giới chỉ sau Bitcoin. 

Thanh khoản của đồng tiền này là vượt trội so với đồng AXS, vì thế Sky Mavis hoàn toàn có thể bán ra ngay lập tức mà không phải đắn đo nhiều. Họ cũng có thể giữ lại Ethereum để chờ đợi một đợt tăng giá mạnh hơn mà không phải lo sợ quá nhiều.

Doanh thu kỷ lục nửa đầu năm 2021

Dựa trên các dữ liệu từ hợp đồng thông minh, Token Terminal tính toán được rằng doanh thu của Axie Infinity tính đến hết tháng 7 là hơn 200 triệu USD. Dự báo doanh thu cả năm là 1,1 tỷ USD, theo Delphi Digital. 

Để so sánh, doanh thu thuần cả năm 2020 của nhà phát hành game lớn nhất Việt Nam VNG cũng chỉ là 6.034 tỷ đồng (khoảng 262 triệu USD), đặt mục tiêu doanh thu cả năm 2021 là 7.600 tỷ đồng (khoảng 331 triệu USD). Như vậy, nếu tiếp tục duy trì được cộng đồng Axie Infinity lớn mạnh đến cuối năm, doanh thu cả năm 2021 của Sky Mavis có thể còn lớn hơn cả VNG gấp 3 lần. 

{keywords}
Dự báo doanh thu cả năm của Axie Infinity có thể đạt 1,1 tỷ USD, theo Delphi Digital.

Đấy là chưa kể doanh thu tăng, người chơi tăng lên sẽ ảnh hưởng tới giá trị của đồng AXS, mà từ đó giúp đội ngũ Sky Mavis có thêm lựa chọn là mua vào hoặc bán ra một số lượng nhất định AXS để tăng tính sở hữu hoặc thu nhập.

Tiền ảo thường biến động giá trị rất mạnh trong khi chi phí nhân sự, văn phòng là cố định trong ít nhất là từ 6 tháng đến 1 năm, vì thế Sky Mavis có thể kiếm được lợi nhuận khủng và biến những người sáng lập trở thành triệu phú USD hay thậm chí là tỷ phú USD ngay trong năm 2021 này. 

Phương Nguyễn

Đội ngũ phát triển Axie Infinity có thể giữ nửa tỷ USD

Đội ngũ phát triển Axie Infinity có thể giữ nửa tỷ USD

Theo sách trắng, với 10,8 triệu đồng tiền ảo Axie Infinity Shards (AXS) được phân bổ lúc đầu cho đội ngũ phát triển, CEO Trung Nguyễn và các cộng sự có thể giữ 530 triệu USD khi AXS lập đỉnh 53 USD hôm 27/7.