Apple Watch sẽ có một số tính năng chăm sóc sức khỏe, như theo dõi các hoạt động của người dùng và nhắc nhở người dùng vận động. Nhưng chiếc đồng hồ này có thực sự giúp người dùng mạnh khỏe hơn?

{keywords}

Các chuyên gia nói rằng những tính năng chăm sóc sức khỏe của Apple Watch thực sự cải thiện hơn so với các ứng dụng và các thiết bị đeo khác, có thể khiến người dùng tập thể dục nhiều hơn. Nhưng những tính năng này có thể vẫn chưa đủ để kích thích mọi người, và chiếc đồng hồ còn đưa ra chế độ ăn kiêng, nghĩa là nó có thể gây hiểu nhầm cho một số người không cần ăn kiêng.

"Tôi nghĩ câu hỏi lớn sẽ là, những ai cần vận động hoặc cần thay đổi thái độ, cách sống", Sherry Pagoto, một giáo sư y học, đồng sáng lập Trung tâm mHealth và Social Media, thuộc trường Đại học Y Massachusetts, nói. Pagoto lưu ý những người mua thiết bị theo dõi sức khỏe, chế độ tập thể dục có thể là những đối tượng có ý thức chăm lo sức khỏe tốt hơn những người bình thường.

Mặt khác, những người không thích tập thể dục, hoặc nghĩ họ không có thời gian cho các hoạt động thể chất, có thể cần đến một chế độ theo dõi sức khỏe chuyên sâu hơn, chứ không chỉ là  một ứng dụng theo dõi sức khỏe cơ bản, để giúp họ thay đổi thái độ đống.

"Hầu hết mọi người đều lười tập thể dục, tôi rất tò mò xem họ sẽ được lợi ích gì từ một thiết bị như Apple Watch", Pagoto nói.

Những lợi ích của Apple Watch

Với ứng dụng theo dõi sức khỏe, Apple Watch sẽ theo dõi các cử động, hoạt động của mọi người, bao gồm cả những bài tập thể dục và các hoạt động hàng ngày, như việc họ đã đứng bao lâu trong một ngày. Chiếc đồng hồ sẽ đưa ra những nhắc nhở, động viên, như nhắc người dùng đi lại vận động nếu họ đã ngồi quá lâu.

Một tính năng đáng lưu ý của Apple Watch là nó đặt ra các mục tiêu dựa trên những hành vi trước đây của người dùng, chứ không phải dựa trên mục tiêu mà người dùng tự đặt ra, hoặc những mục tiêu mặc định trong đồng hồ. Nhiều chương trình theo dõi thể dục đặt ra mục tiêu mặc định là mỗi ngày bước 10.000 bước, nhưng khoảng cách này có thể quá dễ với một số người, nhưng lại quá khó với người khác. Apple nói rằng việc đặt ra mục tiêu dựa trên dữ liệu quá khứ nghĩa là các mục tiêu luôn "thực tế và khả thi".

Ngoài ra, với Apple Watch, thiết bị sẽ dễ sử dụng hơn vì nó được đeo trên cổ tay, chứ không phải quấn quanh thắt lưng hay như vòng cổ.

Tiến sỹ Mitesh S. Patel, trợ lý giáo sư của khoa y tế và chăm sóc sức khỏe tại trường Đại học Y khoa Pennsylvania Perelman, đồng ý rằng Apple Watch là thiết bị rất hữu ích cho sức khỏe con ngời. "Một trong những thách thức của các thiết bị đeo bên người là sau một thời gian, hầu hết mọi người sẽ không đeo nữa", ông nói. Nhưng một chiếc đồng hồ có thể sẽ khác.

{keywords} 

Những thiếu sót

Tuy nhiên, Patel nói rằng mặc dù Apple Watch có thể khiến mọi người để ý hơn đến các hoạt động của họ, nhưng không có nghĩa là nó sẽ thay đổi thái độ của họ, đặc biệt về lâu dài. Cần có nhiều nghiên cứu nữa về việc nâng cao ý thức vận động của con người, làm thế nào thực sự thay đổi được lối sống của họ.

Do chiếc đồng hồ này chỉ tập trung vào các hoạt động thể chất, chứ không phải vào lượng thức ăn mà con người ăn, nên có thể dẫn đến cảm giác "mất cân bằng", Pagoto nói. Do việc đi bộ hoặc các hoạt động thể chất tiêu tốn có vẻ nhiều calo, nên họ có thể cảm thấy nên ăn nhiều thêm chút nữa.

Pagoto cho biết ông từng có một khách hàng dùng thiết bị chăm sóc sức khỏe Fitbit. Qua Fitbit, người này biết rằng với các hoạt động thông thường hàng ngày, họ đã đi bộ được 5 dặm/ngày, và họ nghĩ không cần phải tập thể dục thêm nữa. Nhưng Pagoto lưu ý rằng thực tế người này vẫn tăng cân, vì thế cần điều chỉnh lối sống và vẫn cần tập thể dục thêm.

Nhưng Apple Watch không phải là thiết bị được thiết kế để giúp mọi người giảm cân. "Tôi muốn biết liệu mọi người có ăn nhiều hơn sau khi đã tiến hành các hoạt động thể chất không, và khi nhận được các dữ liệu về hoạt động thể chất của mình, mọi người lại không biết phải có chế độ ăn uống ra sao cho hợp lý, thì điều gì sẽ xảy ra", Pagoto nói.

Theo Vnreview/Livescience