Theo báo Reuters, Apple đang có những bước đi táo bạo trong việc tái chế các sản phẩm của chính họ. Tổ chức công nghệ nổi tiếng sử dụng con robot tên Daisy có chức năng tách rời các bộ phận của iPhone và thu hoạch những chất liệu tạo nên chiếc điện thoại. Từ đó robot có thể bảo quản và giúp con người tái sử dụng các loại vật liệu điện tử này.
Trong khi nhu cầu về điện tử trên thế giới ngày càng tăng và sẽ cần rất nhiều vật liệu được khai thác để chế tác nên các thiết bị, phương tiện công nghệ. Động thái tái chế những nguồn tài nguyên sẵn có của Apple tỏ ra khá thông minh.
Vỏ điện thoại iPhone làm từ Aluminum sau khi được robot tái khai thác. Ảnh: Reuters. |
Apple cho rằng robot Daisy là một phần trong kế hoạch trở thành một hãng sản xuất công nghệ không phụ thuộc vào khai thác tài nguyên môi trường. Đây là mục tiêu của Apple mà nhiều nhà phân tích đã xem như bất khả thi.
"Chúng tôi không cần thiết phải cạnh tranh với ai khác về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên cả", Lisa Jackson, người đứng đầu mảng môi trường, chính sách xã hội của Apple chia sẻ.
Trong phòng nghiên cứu tại ngoại ô Austin, bang Texas, robot Daisy đã tháo gỡ iPhone nhằm chiết xuất và tái chế 14 chất liệu, bao gồm cả lithium.
Quy trình thu hồi các chất liệu từ iPhone được thực hiện trong phòng nghiên cứu. Ảnh: Reuters. |
Robot với chiều dài khoảng 18 m này sẽ thực hiện một quy trình bốn bước để tách rời pin iPhone bằng luồng khí - 80 độ C. Sau đó, Daisy thu thập các ốc vít và mô-đun, kể cả mô-đun haptic làm điện thoại rung.
Các thành phần được robot Daisy khai thác sau đó được gửi đến những nhà tái chế. Lisa Jackson quyết định chọn iPhone là sản phẩm đầu tiên của Apple mà Daisy sẽ tháo rời vì mức độ phổ biến cao của dòng điện thoại này. Jackson cũng chia sẻ robot Daisy có thể tháo gỡ 200 chiếc iPhone mỗi giờ.
Daisy có thể tháo gỡ 200 chiếc điện thoại iPhone mỗi giờ làm việc. Ảnh: Reuters. |
Hãng công nghệ có trụ sở tại California đang xem xét chia sẻ công nghệ robot Daisy với những doanh nghiệp khác, bao gồm cả các nhà sản xuất ô tô.
Tuy vậy robot Daisy cũng nhận về những hoài nghi. Đa số các nghi vấn đều đến từ những tổ chức công nghệ muốn công ty tập trung hơn vào việc xây dựng các sản phẩm có thể được sửa chữa thay vì tái chế khi nó đã hỏng.
"Apple có một niềm tin rằng họ có thể thu hồi tất cả chất liệu trong sản phẩm của mình, đó là điều không thể", ông Cameron Wiens, giám đốc điều hành của iFixit, một công ty ủng hộ sửa chữa sản phẩm, không phải thay thế và tái chế chúng.