Tại Apple Store Georgetown (Washington), các nhân viên đang lắp ván gỗ che cửa kính phòng trường hợp đập phá sau đêm bầu cử ngày 3/11. Ảnh: @jasonbaum/Twitter. |
Apple Store Chicago cũng “kín cổng cao tường” vì sợ bạo loạn. Ảnh chụp vào chiều 3/11 (giờ Mỹ), ngày cuối của cuộc bầu cử tổng thống. Ảnh: @marrianne/Twitter. |
Hình ảnh Apple Store Houston vào 17h 3/11 (giờ Mỹ) được che chắn an toàn. Đây là biện pháp phòng ngừa bạo loạn sau khi bầu cử kết thúc vào buổi tối hoặc kết quả chiến thắng được công bố. Ảnh: @ThumpForTrump/Twitter. |
Không chỉ Apple, nhiều doanh nghiệp tại Mỹ đã sớm bảo vệ cửa hàng, văn phòng từ nhiều ngày trước. Mark Warner, Thượng nghị sĩ từ Virginia, thành viên đảng Dân chủ cho biết khoảng thời gian trước và sau cuộc bầu cử sẽ có nhiều biến động. “Đây là cuộc bầu cử bất thường”, ông Warner nhận định. Ảnh: Getty Images. |
Che chắn cửa là cách để các doanh nghiệp đảm bảo tài sản, cơ sở vật chất được an toàn trước những biến động có thể gây bạo loạn. Hồi tháng 5, Apple Store và nhiều cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã bị tấn công sau vụ cảnh sát làm chết một người da màu ở Minneapolis. Ảnh: @elliot_sperber/Twitter. |
Thay vì che bằng ván gỗ, Apple Store tại Fifth Avenue (New York) nằm gần tòa tháp Trump được bảo vệ bằng lớp hàng rào. Ảnh: @j_lovinger/Twitter. |
Apple Store tại Carnegie Library (Washington), một trong những cửa hàng Apple độc đáo nhất thế giới cũng được bảo vệ bằng hàng rào cao 3 m. Ảnh: Apple, @timcraigpost/Twitter. |
Một cửa hàng AT&T ở Bronzeville (Illinois) cũng được che kín bằng ván ép để bảo vệ cơ sở vật chất bên trong. Ảnh: @EvanRGarcia/Twitter. |
Cửa hàng thời trang Louis Vuitton tại San Francisco đã được che chắn vào chiều 1/11. Dự báo cho rằng xung đột sẽ xảy ra bất kể ai là người thắng cử. Ảnh: Getty Images. |
Trong khi một số cửa hàng đóng cửa cả ngày, nhiều nơi vẫn dán thông báo hoạt động bình thường dù cửa kính bên ngoài được bảo vệ cẩn thận. Ảnh: MEE. |
Theo Washington Post, các sinh viên trường Đại học George Washington đã nhận email cảnh báo vào cuối tháng 10, kêu gọi chuẩn bị ngày bầu cử “tương tự đối phó cuồng phong hoặc bão tuyết”, bao gồm tích trữ đồ ăn, vật dụng thiết yếu và không ra đường. Ảnh: KPRC 2. |
Những cửa hàng tại Quảng trường Thời đại (New York) được che chắn cẩn thận. Ảnh: @benfeuerherd/Twitter. |
(Theo Zing)
Lý do Mỹ không bầu tổng thống qua Internet
Là một trong những nước đi đầu về công nghệ, người Mỹ vẫn phải bầu tổng thống bằng giấy tại các điểm bỏ phiếu hoặc gửi bưu điện.