Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đưa ra nhận định sơ bộ về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão số 3.

{keywords}
Hướng đi của ATNĐ có khả năng mạnh thành bão

Sáng nay, vùng áp thấp trên khu vực bắc Biển Đông đã mạnh lên ATNĐ. Nhận định trong ngày mai, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão (như vậy đây sẽ là cơn bão số 3 trong mùa mưa bão 2019).

Cơn bão này đang ở trong giai đoạn phát triển, kết hợp nhiều điều kiện thuận lợi nên có nhiều khả năng mạnh lên đến cấp 9, giật cấp 11. Hướng di chuyển chủ yếu là Tây Tây Bắc với tốc độ trung bình 15km/h, hướng vào khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) sau đó đi vào Bắc vịnh Bắc Bộ trong ngày 1/8 và gây gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 kèm sóng biển cao 3-6m trên vịnh Bắc Bộ.

Theo nhận định tại thời điểm chiều nay, khoảng từ đêm mai đến sáng 2/8, bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định với sức gió bão mạnh cấp 7-8, giật cấp 10-11 và gây một đợt mưa lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ từ chiều 1/8 đến khoảng ngày 4/8.

Đây là cơn ATNĐ/bão hình thành ngay trên Biển Đông, có sự tương tác và chi phối của các hệ thống khí quyển lục địa cũng như hệ thống gió mùa Tây Nam nên sẽ có diễn biến rất phức tạp về cường độ và hướng di chuyển.

Đảm bảo an toàn về người và tài sản

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai - Văn phòng UB Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Với khu vực trên biển: Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ. Rà soát số lượng tàu thuyền đang di chuyển trong vùng nguy hiểm do ATNĐ trên Biển Đông để hướng dẫn phòng tránh.

Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ, kể cả tàu vận tải, du lịch; các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản.

Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên các cầu vượt biển, khách du lịch trên các đảo nằm trong vùng ảnh hưởng của ATNĐ. Tùy theo diễn biến ATNĐ, chủ động cấm biển.

Với vùng ven biển và đồng bằng: Thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực ngập lụt đô thị, vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, ven sông, suối.

Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, chống úng ngập; bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, bãi thải khai thác khoáng sản; bảo vệ đê điều; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố...

Với khu vực miền núi: Chủ động cảnh báo, sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là các khu vực đã có mưa to trong thời gian qua. Kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập và vùng hạ du.  Sẵn sàng phương án phòng chống lũ.

Thái An  

Hà Nội mưa cực to, xe máy chìm nghỉm trong biển nước

Hà Nội mưa cực to, xe máy chìm nghỉm trong biển nước

 Nội thành Hà Nội trong hơn 1h có mưa rất to. Nhiều tuyến phố nước ngập sâu hơn nửa mét, cảnh báo ngập úng ở nhiều nơi.