- Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi vẫn còn trong bụng mẹ. Vậy nếu trong quá trình mang thai thì ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai đến các bé sau sinh như thế nào, cách phòng tránh ra sao hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bé gái suýt chết vì bứt tóc ăn thay cơm
Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm nguy hiểm của mẹ Việt
Uống sữa hết nửa tỉ, con vẫn còi dí
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai
Khi trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai lúc đẻ ra thường thấp còi, chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến não, gan, thận… Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, và 3 năm đầu khi sinh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển, trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.
Biểu hiện nhìn thấy được của trẻ khi bị suy dinh dưỡng bào thai
- Bé sẽ dễ bị nhiễm khuẩn: Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vitamin, trong đó có vitamin A và C, là những chất rất quan trọng với hệ thống miễn dịch. Nếu cơ thể trẻ thiếu những chất này sẽ làm bé dễ bị nhiễm bệnh hơn trước những tấn công của virus, vi khuẩn, các bệnh như tiêu chảy, khô mắt, sởi, viêm đường hô hấp bé dễ bị mắc phải hơn.
- Bé dễ bị hạ thân nhiệt: Trẻ suy dinh dưỡng rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nếu không được ủ ấm kịp thời, thân nhiệt của trẻ có thể bị giảm mạnh có thể gây hậu quả khó lường. Người mẹ có thể chăm sóc con bằng cách ủ ấm cho trẻ như mặc áo ấm, găng tay, vớ chân cho bé, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ấm
- Đường huyết cũng dễ bị hạ: Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị hạ đường huyết như trẻ rên nhẹ, khóc thét, run rẩy, co giật, tím tái, ngưng thở… Ðể hạn chế điều này, bạn cần cho trẻ bú sữa càng sớm càng tốt.
- Cân nặng, chiều cao phát triển chậm hơn trẻ bình thường: Những bé bị suy dinh dưỡng bào thai luôn ốm yếu, gầy còm, chiều cao phát triển rất chậm. Người mẹ phải nỗ lực hết sức để cho trẻ bú sữa mẹ, và cần cho bú trong sáu tháng đầu. Khi bé ăn dặm được vẫn cần tiếp tục cho bú mẹ đến hai tuổi.
Ngoài ra, cha mẹ cần có một bảng theo dõi chi tiết phát triển cân nặng, chiều cao của con xem kết quả như thế nào. Nếu tốt thì cần duy trì còn nếu không tốt cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bé có thể chịu những di chứng về tâm thần: Một số trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng ở thể nhẹ, tức là cân nặng ít hơn trẻ bình thường nhưng vòng đầu vẫn không ảnh hưởng thì các bậc cha mẹ có thể yên tâm chỉ cần được chăm sóc tốt, các bé sẽ lại phát triển bình thưởng. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ cao, dù có thể sống sót nhưng trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu về thần kinh như chậm phát triển về thấn kinh. Người mẹ cần phối hợp với bác sĩ để kiểm tra việc này, nhằm có những cách hỗ trợ tốt nhất cho con.
Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai
- Khi biết có thai các mẹ bầu cần ăn no, ăn đủ chất để giúp phát triển bảo thai như các loại đậu, trứng, tôm, cá, rau, hoa quả tươi...
- Mẹ bầu cần uống thêm viên sắt từ khi có thai đến sau khi đẻ để chống thiếu máu.
- Ngoài vấn đề cung cấp các chất dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống làm anhr hưởng đến bào thai.
- Bà mẹ không uống rượu và hút thuốc lá, thuốc lào khi có thai.
- Cần có kế hoạch hóa gia đình: Các gia đình nên đẻ thưa, không nên đẻ khi còn quá ít tuổi dưới 18 và nhiều tuổi quá trên 35 sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thai suy dinh dưỡng.
- Khi đã phát hiện có thai, các bà mẹ cần được đi khám thai định lỳ 1 tháng 1 lần. Khám để các bác sĩ phát hiện các bất thường về thai nhi để có cơ sở tư vấn cho các bà mẹ để chăm sóc trẻ khi còn trong bụng mẹ không bị suy dinh dưỡng nữa.
Trên đây là những cách phòng tránh cho thai nhi từ trong bụng mẹ để không bị suy dinh dưỡng bào thai. Những ảnh hưởng khó lường của trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai sẽ làm thay đổi cả một thế hệ tương lai nếu như các bậc cha mẹ không ngăn chặn kịp thời. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang bầu có thêm kiến thức về suy dinh dưỡng bào thai.
Thanh Thương (tổng hợp)
Sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ
Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ nhận biết được sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng như thế nào.
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi
Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi dễ mắc các bệnh: cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn,… và thường xuyên bị tái đi tái lại nhiều lần do sức đề kháng suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng ngày thêm trầm trọng. Vậy đâu là giải pháp?
Dinh dưỡng cho người bệnh mắc ung thư amidan
Điều trị ung thư amidan có thể khiến người bệnh cảm thấy khó ăn, khó nuốt. Bởi vậy một chế độ ăn uống với thực phẩm mềm là rất cần thiết.