Sự kiện vào sáng sớm ngày 17 tháng 7 dù chỉ trong tích tắc, nhưng nó sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về hòn đá này so với những dữ liệu đã được thu thập trước đó. Tất cả chỉ nhờ một bóng đen xẹt ngang hành tinh của chúng ta. Giám đốc khoa học hành tinh của NASA, ông Jim Green, nhận định: “Đây là chướng ngại vật truyền kiếp của Trái Đất.”
Vật thể Kuiper Belt (KBO) được gọi là 2014 MU69. Các nhà khoa học dự đoán rằng nó có đường kính khoảng 22 đến 40 km, nhưng không ai có thể biết chắc chắn được vì nó quá xa và mờ nhạt. Nó xoay quay quanh Mặt Trời nhanh gấp 40 lần so với Trái Đất.
NASA cũng không thể xác định hình dạng của vật thể này. Nó là mảnh vỡ còn sót lại trong quá trình hình thành Hệ Mặt Trời cách đây 4,6 tỉ năm về trước, nhưng các đặc tính chính của nó lại là một ẩn số chưa được giải đáp. Nhiều nhà khoa học cho rằng đó là một nơi màu đỏ sẫm, trong khi đó nhiều người cho rằng nó giống như một hành tinh màu xám.
New Horizons sẽ bay ngang vật thể vào ngày 1 tháng 1 năm 2019. Trước đó, nhóm nghiên cứu muốn thu thập càng nhiều dữ liệu về MU69 càng tốt. Bằng cách đó, NASA hoàn toàn có thể giải thích lí do vì sao sự kiện “che khuất” này lại vô cùng quan trọng.
Đây là lần thứ ba trong vũ trụ xảy ra hiện tượng che khuất này, trước đó là vào ngày 3 và ngày 10 tháng sáu. Trong lần này, có ít nhất năm kính thiên văn di động ở Argentina đã nhìn thấy bóng của vật thể xẹt ngang qua Trái Đất, và đó là cơ sở của các dữ liệu về vật thể này. Các kính thiên văn khác cũng đã quan sát được khối vật thể, gồm đài thiên văn SOFIA của NASA.
Alan Stern, nhà nghiên cứu dẫn đầu của sứ mệnh New Horizons đã nói rằng nhóm của ông hi vọng sẽ thu thập được những kết quả đầu tiên trong vài tuấn tới sau hàng loạt sự kiện này. “Chúng tôi đã nhìn thấy hình dạng và kích cỡ của 2014 MU69 lần đầu tiên. Có thể nói đây là một kho báu khoa học mang tên Kuiper Belt mà chúng tôi sẽ khám phá ra trong 17 tháng tới. Nhờ thành công này, chúng tôi hoàn toàn có đủ niềm tin để lập kế hoạch cho chuyến bay sắp tới.”, ông tuyên bố.
“Và chúng tôi đã làm được!”
Theo GenK