Vi phạm an toàn hành lang lưới điện: Đã báo chính quyền nhưng chậm giải quyết

Công ty Điện lực Bắc Kạn hiện quản lý, vận hành 143,9 km đường dây cao áp 110kV; 1.745,4km đường dây cao áp 35,22kV; 2.104,3km đường dây hạ áp 0,4kV; 02 TBA 110kV với dung lượng: MvA, 1.090 trạm biến áp 35,22/0,4kV, với tổng dung lượng 187.842kVA. 

Với địa hình núi rừng, trải rộng, nên PC Bắc Kạn luôn chú trọng đến công tác bảo vệ an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh và cung cấp điện ổn định, an toàn liên tục phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Cụ thể, PC Bắc Kạn thực hiện kiểm tra định kỳ, duy tu bảo dưỡng khắc phục khiếm khuyết các công trình điện, đồng thời lập phương thức vận hành kết dây phù hợp, xử lý sự cố nhanh, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.

{keywords}
Điện lực Bắc Kạn sửa chữa trạm biến áp trước mùa mưa bão.

Việc sử dụng thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận hành, quản lý lưới điện cũng đang được thực hiện khẩn trương, trong đó có đưa vào sử dụng thành công các thiết bị công nghệ mới để phát hiện sớm các sự cố, ví dụ như các thiết bị thử phóng cục bộ - PD hoặc các camera nhiệt nhằm phát hiện các điểm tiếp xúc kém để có xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ sự cố.

Ngoài phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình làm các bài phóng sự tuyên truyền ngắn gọn về an toàn hành lang lưới điện, an toàn sử dụng điện trong nhân dân phát trên sóng, PC Bắc Kạn còn định kỳ gửi các tin nhắn qua Zalo đến mọi người dân sinh sống gần khu vực đường dây đi qua biết, phòng trách những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn xảy ra, cũng như không xâm hại đến tài sản công trình lưới điện quốc gia.

Song song với việc tuyên truyền vận động, Công ty còn ra văn bản số 830/PCBK-AT ngày 13/4/2020  để hướng dẫn các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tiến hành xử phạt hành chính trong lĩnh vực vi phạm hành lang ATLĐCA theo NĐ 134/2013/NĐ-CP.

Tuy nhiên, trên thực tế từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra gần 60 sự cố về điện, trong đó trên 30% số vụ liên quan đến vi phạm hành lang lưới điện.   

{keywords}
Việc san ủi đã làm sạt lở đất lấn vào chân cột, nguy cơ gây đổ cột 110kV số 30.

Hiện nay Công ty có: 05 điểm nhà cửa công trình đang vi phạm HLATLĐCA đối với các tuyến đường dây 35kV; 110kV. Có những vụ đặc biệt nghiêm trọng, mặc dù đã được Công ty điện lực Bắc Kạn báo cáo lên UBND tỉnh, Sở Công thương và chính quyền các địa phương nhưng chậm được giải quyết. Cụ thể:

Vừa mới đây, một số hộ dân san ủi đất đồi để tạo mặt bằng tại khu vực tổ 12, phường Phùng Chí Kiên (TP Bắc Kạn). Việc san ủi này gây ảnh hưởng đến vị trí cột số 30, đường dây 110kV. Khoảng cách từ mép ta-luy san ủi đến vị trí cột chỉ còn 22 m. Chiều cao từ đỉnh ta-luy xuống đến điểm giật cấp là 11 m; chiều cao mái ta-luy so với mặt đường hơn 30 m, nguy cơ sạt lở đất gây đổ cột rất lớn.

{keywords}
Hành vi san gạt đất trái phép gây ảnh hưởng tới an toàn lưới điện, cần được sớm xử lý. 

Trước đó, tại khoảng cột VT66 ÷ VT67, đường dây 35kV ĐDK 371 E 26.1 (Lương Thành; Kim Hỷ) đường dây được xây dựng năm 2002 do Điện lực Na Rì quản lý có 03 điểm công trình vi phạm HLATLĐCA bao gồm các hộ: Vương Văn Dĩ; Vương Văn Giàng; Vương Văn Cao, thuộc thôn Khuổi Nộc ; Xã Lương Thượng, huyện Na Rì- tỉnh Bắc Kạn,  năm 2004 gia đình các hộ trên xây nhà lợp mái pơrôximăng tường bao bằng phên nứa khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn đến mái nhà: 12 mét, Vi phạm mục b khoản 1 điều 14 NĐ 14/2014 công trình HLATLĐCA.      

Tại khoảng cột 15 ÷ VT16 sau CD 90-3 đường dây 35kV ĐDK 371 E 26.1 do Điện lực Ba Bể quản lý, đường dây được đầu tư xây dựng năm năm 2004, năm 2020 hộ Ông: Nông Văn Tinh, thôn Cốc Cọ, xã Đồng Phúc; huyện Ba Bể; tỉnh Bắc Kạn đã xây nhà lợp mái tôn khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn đến mái nhà: 0,8 mét Vi phạm khoản 3 điều 13 NĐ 14/2014 công trình HLATLĐCA.      

{keywords}
Hành vi san gạt đất trái phép gây ảnh hưởng tới an toàn lưới điện, cần được sớm xử lý.

Và, tại khoảng cột VT215 ÷ VT216  đường dây 110kV- ĐDK171E16.2 Cao Bằng -174 E26.5 Bắc Kạn do Đội QLVH110kV quản lý đường dây được xây dựng năm 1988; điểm vi phạm công trình HLATLĐCA hộ Bà: Hoàng Thị Bạch, Phố Đầu Cầu, thị trấn Phủ Thông; huyện Bạch Thông; tỉnh Bắc Kạn, năm 2007 điểm vi phạm tồn tại khi tiếp nhận lưới điện từ Công ty Điện lực Cao Bằng về Công ty Điện lực Bắc Kạn, công  trình gia đình xây nhà gổ lợp ngói đỏ khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn điểm thất của công trình: 13 mét. Vi phạm khoản 1 điều 13 NĐ 14/2014 (bếp tường bao bằng gỗ).

Điều đáng nói là các điểm vi phạm này đã tồn tại sau khi xây dựng đường dây, ngành điện đã lập báo cáo hiện trạng, gửi các cấp có thẩm quyền, và phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đến làm việc với các hộ vi phạm trên, đồng thời tuyên truyền vận động để các gia đình tự tháo rỡ nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý.

{keywords}
Hành vi san gạt đất trái phép gây ảnh hưởng tới an toàn lưới điện, cần được sớm xử lý.

Bởi vậy, ông Hà Chúc Lâm, Trưởng Trung tâm Điều khiển xa, Công ty Điện lực Bắc Kạn không thể yên tâm: 

“Điều chúng tôi lo nhất hiện nay là việc cung cấp điện cho Đại hội Đảng các cấp cũng như tình hình khôi phục sản xuất kinh doanh trên địa bàn sau dịch bệnh Covid-19 sẽ bị ảnh hưởng. Hơn thế, việc san ủi đất đồi, nếu xâm phạm hành lang lưới điện, khiến cho cột đường dây cao thế 110kV ở Bắc Kạn bị đổ, không chỉ ảnh hưởng đến việc cấp điện cho Bắc Kạn, mà còn làm gián đoạn việc cấp điện cho cả Thái Nguyên và Cao Bằng”.

{keywords}
PC Bắc Kạn cần sự tiếp sức rốt ráo từ chính quyền để ngăn chặn các hành vi xâm phạm an toàn hành lang lưới điện.

Nâng cao vai trò của chính quyền các cấp trong bảo vệ an toàn hành lang lưới điện 

Trong khi cả nước đang phải gồng mình, vượt khó sau dịch bệnh, chung tay khôi phục kinh tế, hành vi biết là ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc cung cấp điện trên địa bàn nhưng để dây dưa kéo dài nhiều tháng, gây ảnh hưởng diện rộng là điều không nên có. 

Vi phạm hành lang an toàn lưới điện không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác vận hành cung cấp điện, hao tổn điện năng mà thậm chí còn gây nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của con người, vi phạm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Việc vận động, thuyết phục nhân dân phối hợp và tạo điều kiện cho ngành điện thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lưới điện cao thế là nội dung rất quan trọng đối với việc thực hiện Nghị định 14/2014NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ. Khoản 7, điều 4 của Nghị định đã quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực như sau: Hành vi bị nghiêm cấm là “đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện”. 

Xem ra, để giảm thiểu các vụ vi phạm an toàn hành lang lưới điện, không chỉ liên quan tới ý thức của con người; Công ty Điện lực Bắc Kạn nói riêng và cả ngành điện nói chung cần đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân… mà để làm được điều này, một mình ngành điện nỗ lực là chưa đủ, rất cần có thêm sự tiếp sức rốt ráo, quyết liệt từ phía chính quyền các cấp.

Trung Lộc