- Ở nơi tôi làm việc có một cậu thanh niên ăn nói rất bỗ bã. Câu chuyện cậu ta kể cũng thiếu sự đứng đắn, nghiêm túc mà có phần thô lỗ, dung tục, nhiều khi liên quan đến tình dục.

Tôi không muốn nghe nhưng hầu như lần nào tiếp xúc, cậu ta cũng nói đến những chuyện đó. Tôi thẳng thừng góp ý thì cậu ta nói tôi giả bộ ngây thơ... Bây giờ tôi phải làm sao để chấm dứt tình trạng này? Đây có phải hành vi quấy rối tình dục không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Khái niệm “quấy rối tình dục” chưa được định nghĩa một cách rõ ràng trong luật pháp Việt Nam, chỉ mới được đề cập chung trong Bộ luật Lao động năm 2012 như một hành vi bị nghiêm cấm (Khoản 2, Điều 8) và là căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngày 25/5/2015, Bộ LĐTB-XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ được xem như một dạng tài liệu tham khảo dành cho người lao động và người sử dụng lao động, không mang giá trị pháp lý. Dù vậy, nếu có các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì chúng ta vẫn xem xét xác định hành vi quấy rối dựa trên Bộ Quy tắc ứng xử này. 

Các hình thức quấy rối tình dục bao gồm:“Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới. Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

- Hành vi quấy rối thể chất: tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó, cấu véo thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm…

- Hành vi quấy rối phi lời nói: ngôn ngữ cơ thể không đúng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm…

- Hành vi quấy rối bằng lời nói: nhận xét không phù hợp, đúng đắn, có ngụ ý về tình dục, đưa ra đề nghị, yêu cầu không được mong muốn một cách liên tục…

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên chúng tôi chỉ đưa ra các tiêu chí để bạn xác định đây có phải hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc hay không. Nếu những hành vi có tính chất tình dục bằng lời nói của người đó nhằm trực tiếp gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của bạn mặc dù bạn đã thể hiện bạn không chấp nhận, không mong muốn lắng nghe những lời nói đó, đồng thời hành vi của người đó đã tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ và khó chịu cho bạn thì trường hợp này là quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Còn nếu chỉ là những câu chuyện khiếm nhã liên quan đến tình dục không nhằm mục đích xúc phạm nhân phẩm và bạn chưa thể hiện rõ ý chí không chấp nhận, không mong muốn lắng nghe thì không đủ yếu tố cấu thành quấy rối tình dục.   

Đối với dạng hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói tại nơi làm việc thì Bộ luật Hình sự Việt Nam không điều chỉnh và cũng không thuộc trường hợp phải xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Để chấm dứt hành vi quấy rối, bạn cần ngăn cản và báo cáo mọi hành vi không được chấp nhận của người đó cho người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn trong nơi bạn làm việc. Tổ chức công đoàn sẽ tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc của bạn và đảm bảo tất cả các vấn đề liên quan tới quấy rối tình dục tại doanh nghiệp sẽ được thương lượng một cách công bằng, minh bạch. Nếu việc giải quyết không thỏa đáng và bạn muốn rời khỏi môi trường làm việc bất ổn, khó chịu này thì bạn hoàn toàn được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý về mặt chứng cứ dùng để khiếu nại hoặc trình bày với người có thẩm quyền. "Lời nói gió bay" nên nếu chỉ truyền đạt, diễn tả lại những gì mình đã nghe, thấy thậm chí thêm một vài người nữa làm chứng thì vẫn không đủ cơ sở chứng minh. Nhưng chỉ cần 1 hoặc vài ghi âm, hình thì sẽ trở thành nguồn chứng cứ có giá trị.

Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công - Công ty Đông Phương Luật, ĐLS TP.HCM.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Muốn kiện tội quấy rối tình dục nhưng không có bằng chứng

Muốn kiện tội quấy rối tình dục nhưng không có bằng chứng

Con gái tôi bị tên hàng xóm có hành động cưỡng dâm nhưng không thành. Sau khi sự việc xảy ra nhiều ngày cháu mới nói với tôi nên trên người không còn dấu vết gì.

Chỉ sờ... ngoài có coi là quấy rối tình dục?

Chỉ sờ... ngoài có coi là quấy rối tình dục?

Ba người đó thấy tôi kêu khó thở nên tỏ ý trêu chọc, nhưng lại giữ chân tay tôi lại, bịt miệng, kéo khóa áo của tôi xuống sàm sỡ.

Hoảng sợ vì chồng bạo lực tình dục còn... bắt cóc con gái

Hoảng sợ vì chồng bạo lực tình dục còn... bắt cóc con gái

Vợ chồng tôi đã ly hôn ngày 27/5/2015 vừa rồi theo quyết định của tòa án nhân dân huyện. Theo đó, tôi có quyền nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng.