Cụ thể, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có triển khai mô hình điểm “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. Kể từ khi triển khai, Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân, phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới và đặc thù dân tộc.
Song song với các hoạt động truyền thông là các buổi phổ biến chia sẻ kiến thức pháp luật cho lãnh đạo cơ sở, độingũ cán bộ đoàn, hội và những già làng, trưởng xóm, những người có uy tín trong vùng. Kết quả thống kê cho thấy, trong 5 năm qua, An Giang đã triển khai 2.138 cuộc tuyên truyền với hơn 45.000 lượt người tham dự. Ngoài ra, tỉnh cũng đã phát hành hơn 33.000 tờ rơi, tư vấn cho gần 2.300 người về vấn đề tảo hôn và tổ chức 71 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 2.100 cán bộ.
Mặc dù đã đạt được những bước tiến dài, tuy nhiên trong thực tế việc tuyên chiến một số hủ tục lạc hậu vẫn còn là một con đường dài, đầy thách thức bởi, thói quen ăn sâu bén rễ bao đời nay, bởi rào cản ngôn ngữ và một số nguyên nhân khác. Bởi vậy, thời gian tới,với sự tiếp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, An Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đa dạng các hình thức tuyên truyền tới các nhóm đồng bào.