“Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-P đã được phóng thành công tại bãi thử trên đảo Abdul Kalam ở Vịnh Bengal vào ngày 28/6. Tên lửa đã bay đúng quỹ đạo thiết kế và đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra với tính chính xác cao”, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn thông cáo của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết.

{keywords}
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-P. Ảnh: Hindustan Times

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, tên lửa Agni-P “sẽ tăng cường khả năng răn đe của nước này”.

Tờ SCMP dẫn lời giới truyền thông Ấn Độ tuyên bố, dù tầm bắn của Agni-P chỉ khoảng 1.000-2.000km và không thể tạo mối đe dọa tới những thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh hay Thượng Hải. Nhưng tên lửa này có thể nhắm tới các hạm đội của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Tống Trung Bình từng công tác trong binh chủng tên lửa Trung Quốc lại nhận định rằng, giới quân sự Ấn Độ vẫn cần tiến hành thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa nhằm cải thiện tính năng chống hạm của Agni-P.

“Bắn hạ tàu chiến với tên lửa đạn đạo là một vấn đề phức tạp. Nó không chỉ bao gồm sức công phá của riêng quả tên lửa, mà còn tới từ những hệ thống hỗ trợ khác như định vị vệ tinh, xác định mục tiêu và dẫn đường. Tôi tin rằng giới quân sự Ấn Độ hiểu và sẽ nỗ lực để đạt được mục tiêu này, nhưng nó cần có thời gian”, ông Tống nói với tờ SCMP.

Video: Hindustan Times

Tuấn Trần

Sức mạnh đáng sợ của tên lửa mang danh “quỷ Satan”

Sức mạnh đáng sợ của tên lửa mang danh “quỷ Satan”

Với sức công phá của đầu đạn lên tới 25 megaton, tên lửa R-36 “Quỷ Satan” được đánh giá là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất thế giới.

Sức mạnh răn đe hạt nhân Pháp tầm cỡ như thế nào?

Sức mạnh răn đe hạt nhân Pháp tầm cỡ như thế nào?

Mục tiêu chính sách của Pháp là duy trì khả năng răn đe hạt nhân độc lập, bảo vệ lãnh thổ quốc gia, lợi ích cốt lõi.