Chính phủ Ấn Độ đã đề xuất các quy tắc mới nhằm ngăn chặn sự lan truyền của tin tức giả và thông tin sai lệch ở nước này trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nếu các sửa đổi được phê duyệt, các nền tảng như Facebook và Twitter sẽ phải kiểm duyệt nội dung mà Ấn Độ cho là không phù hợp. Theo tờ Wired, các nội dung này bao gồm phỉ báng, lạm dụng trẻ em và miêu tả về hãm hiếp.

{keywords}
Chính phủ Ấn Độ đã đề xuất các quy tắc mới nhằm ngăn chặn sự lan truyền của tin tức giả trên mạng xã hội

Mặc dù đây được coi là một đề xuất hợp lý, nhiều ý kiến khác cho rằng việc Chính phủ kiểm duyệt thông tin sẽ dần dần dẫn đến việc cản trở tự do ngôn luận.

Giám đốc điều hành của Facebook Mark Zuckerberg từ lâu đã nói rằng nhóm của ông đang xây dựng các hệ thống trí tuệ nhân tạo tốt hơn với hy vọng tự động tự động gắn cờ các nội dung vi phạm trước khi nó được đăng.

Tháng trước, Tumblr đã triển khai các công cụ AI của riêng mình để xóa nội dung khiêu dâm, nhưng đã thất bại trong việc gắn cờ một số nội dung thích hợp. Các tác phẩm nghệ thuật đôi khi bị nhầm lẫn là hình ảnh khiêu dâm và một số nội dung dung tục vẫn xuất hiện trên trang web.

Chính vì điều này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu đưa ra các biện pháp giám sát thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm hạn chế những tác động tiêu cực.

Theo Nguoiduatin

Facebook có thể chịu án phạt hàng triệu USD tại Mỹ

Facebook có thể chịu án phạt hàng triệu USD tại Mỹ

Do lỗi vi phạm quyền riêng tư của người dùng, mạng xã hội Facebook có thể bị chính phủ Mỹ phạt hàng triệu USD.