Nét hấp dẫn của ẩm thực nguyên bản

Ẩm thực, như bao khía cạnh khác của văn hóa, luôn thay đổi và phát triển. Theo thời gian cũng như hoàn cảnh hoặc địa lí, những sáng tạo hoặc thậm chí là những món ăn hoàn toàn mới dần dần xuất hiện và được đón nhận.

Có giả thuyết cho rằng bánh tét chính là một biến thể của chiếc bánh chưng, được đoàn quân của Nguyễn Huệ sáng tạo ra nhằm vừa ăn vừa hành quân thần tốc ra Bắc để đánh quân Thanh. Hoặc như món bún bò Huế “chính gốc” luôn được dùng kèm với mắm ruốc Huế và bắp chuối; đến khi vào Nam, người ta không chuộng cho mắm ruốc vào bún và thường dùng rau muống xắt lát thành cọng để ăn kèm.

Một trào lưu thịnh hành ngày nay là các món ăn “fusion”, tức ẩm thực cách tân. Đồ ăn fusion không chỉ được tìm thấy trong những nhà hàng đẳng cấp mà nhiều cửa hiệu bình dân cũng tìm tòi pha trộn nguyên liệu hay công thức mới mẻ vào món ăn để cho ra vô số biến tấu độc đáo nhằm theo kịp thị hiếu người tiêu dùng.

Mấy ai ngờ cơm lại có thể dùng thay vỏ bánh mì kẹp thịt (hamburger) tạo nên món cơm kẹp vừa Tây vừa ta đầy ngẫu hứng, hay món lẩu nay đã có thêm vị trà sữa đi kèm đầy đủ “topping” như trân châu, sô-cô-la, bột cacao, để thỏa lòng người hảo ngọt. Món phở trước đây chỉ là một món nước hay cùng lắm là lẩu phở thì nay đã có phở cuốn chung với rau và thịt nướng, chấm không khác gì gỏi cuốn...

{keywords}
 Ẩm thực fusion ngày càng được ưa chuộng

Nói như vậy để thấy, sự chuyển mình của ẩm thực là vô cùng, miễn là nó phù hợp với thị hiếu của người dùng. Thế nhưng, dù được thiên biến vạn hóa đến mấy, những tinh túy nguyên gốc của ẩm thực Việt luôn sống mãi trong tâm khảm người Việt.

Với điều kiện kinh tế dư dả ngày nay, được ăn món ngon vật lạ mỗi ngày không còn là điều xa lạ với người Việt. Dẫu vậy, như nhà văn gốc Bắc Vũ Bằng của nửa thế kỷ trước - cây bút đã sống trọn cả hai đầu đất nước và trải qua đủ món ăn chơi cũng phải bùi ngùi: “tô cá chìa vôi ngon thực, nhưng lòng còn gởi về cố lý nên cá rô đầm Sét vẫn là hơn”. Thực tế, với chúng ta, những pizza bún đậu mắm tôm, bánh chưng nhân cá hồi, phở cuốn đến và đi như những “hot trend” xôn xao trên đầu báo, chưa kịp đọng lại dư vị gì đã bị thay thế bằng một miếng lạ khác, để rồi người Việt lại lưu luyến tìm về tô phở nước lèo thơm phức mùi hành quế hay cái bánh chưng nhân đậu thịt truyền thống bao đời. Cái sâu sắc thần kỳ của ẩm thực nguyên bản là vậy.

Sự lên ngôi của thức uống nguyên bản

Đã nói đến “thực” - đồ ăn thì không thể không nói đến “ẩm” - đồ uống đi cùng. Hiện nay, dù các loại nước uống từ Tây sang ta đã tràn ngập thị trường Việt, đặc biệt là các loại bia rượu luôn chiếm một góc sang trọng trong các cửa hiệu lớn nhỏ, nhưng nhắc tới thứ thức uống quen thuộc, vị nguyên bản, đủ đặc sắc để khiến người ta quay về thì chỉ có Bia Saigon Export.

Từ khi ra đời vào những năm cuối của thế kỷ 20, các sản phẩm Bia Saigon của Sabeco luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng. Nếu như Bia Saigon Special khác biệt bởi đẳng cấp sang trọng thì Bia Saigon Export lại bình dân hơn, “hợp gu” với đại đa số người dân bởi hương vị đậm đà được giữ nguyên theo công thức truyền thống, càng ngon hơn khi kết hợp với các món ăn, đặc biệt là đồ ăn “fusion”.

Anh Tân (35 tuổi, Cần Thơ), cho biết: “Tôi quen ăn gì cũng có ly bia uống cùng. Bia làm giảm độ cay nóng của “mồi”, còn vị cay làm vị đắng nhẹ của bia ngon lành hơn cả. Nhiều loại bia ngoại, uống không thì ngon đấy chứ không hợp với các món mình thường ăn. Tôi cứ thích nhất “anh” Sài Gòn đỏ. Đợt này có cả ra cả dòng lon, mua dễ hơn mà vị vẫn không đổi.”

{keywords}
Bia Saigon Export -  Vị ngon nguyên bản chinh phục bao thế hệ người Việt

Tháng 8/2019, Sabeco tiết lộ diện mạo mới của Bia Saigon Export. Vẫn giữ vỏ chai đỏ thẫm mạnh mẽ đã gắn liền từ trước đến nay với cái tên “Sài Gòn đỏ” như một sự “ôn cố tri tân”, trân trọng những giá trị xưa cũ của mình, bởi Bia Saigon Export được ưa chuộng chính nhờ chất men đậm đà, chân chất.

Anh Thành Công (30 tuổi, TP.HCM) lại thích thú trước sự thay đổi bao bì của Bia Saigon Export bởi “trông hiện đại hơn mà không bị phô trương quá. Vị vẫn ngon nên lại càng thích”.

Bia Saigon Export, dù có ít nhiều thay đổi về diện mạo, song vẫn một vị ngon quen thuộc đó, đúng như câu slogan của nó “không bóng bẩy, không phải ồn ào, không cầu kỳ, không cần phô trương, uống thì hiểu”. Đó mới thực là cái hồn nguyên bản sánh đậm trong thức uống lâu đời của người Việt. Vậy mới nói, dù ẩm thực Việt Nam có nhiều thay đổi, có “kẻ đến”, “kẻ đi”, nhưng chỉ những món ăn thức uống mang trong mình cái tinh thần giản đơn của người Việt mới có thể ở lại.

Doãn Phong