Đó là những đứa trẻ ngang bướng, con của một số hành khách, tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng cho biết. Nhiều người Trung Quốc đã kể lại những trải nghiệm khủng khiếp của họ khi gặp những đứa trẻ chạy điên cuồng trên các phương tiện công cộng, xả rác và la hét trong khi cha mẹ chúng không nhắc nhở.

{keywords}
Ảnh EPA

Tới ngày 25/1, có khoảng 20.000 bản tin được chia sẻ trên trang mạng xã hội Weibo với từ khóa "liệu có nên toa riêng cho trẻ em trên tàu hay không?" với hơn 120 triệu lượt đọc.

Đề xuất "toa tàu chỉ có trẻ em" đã được Giám đốc ban vận chuyển hành khách đường sắt Trung Quốc Huang Xin chính thức ghi nhận. Ông Huang nói với Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc rằng đó là một ý tưởng sáng tạo và ông hy vọng hành khách sẽ đưa ra các đề nghị giúp ngành đường sắt cải thiện dịch vụ.

Một số người dùng mạng xã hội cũng đưa ra nhiều sáng kiến đổi mới, gồm bỏ phiếu về những hành vi xấu. Một số đề xuất gắn với từ khóa, trục xuất những ai mà có hơn 10 người cho rằng đó là nhân vật gây rối.

Trong số các đề xuất, có một đề xuất có lượng "likes" (thích) nhiều nhất với nội dung: "Có lẽ nên có một toa xe học tập trên tàu để ngay khi lũ trẻ bước lên tàu, chúng nên được phát miễn phí một bài toán để giải".

Có một số bình luận đề nghị mọi người thông cảm với những hành khách nhỏ tuổi, song nó ngay lập tức bị nhấn chìm bởi những bình luận bác bỏ khác. Theo đó, những người phản đối nói rằng trẻ em không phải là mục tiêu của những lời chỉ trích mà hành vi vô kỷ luật và việc các bậc phụ huynh thiếu dạy bảo con những quy tắc ứng xử mới đáng bị lên án.

Trong những năm gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc ngày càng có nhiều cuộc thảo luận về hành vi của trẻ nhỏ ở nơi công cộng cũng như cha mẹ nên dạy dỗ con cái như thế nào thay vì tập trung vào điểm số học hành. Nhiều người cho rằng việc trẻ em thiếu kỷ luật xuất phát từ chính sách một con kéo dài nhiều thập niên tại Trung Quốc. Tác dụng không mong muốn của chính sách này đã tạo ra cái được gọi là "vấn đề 4-2-1" ở Trung Quốc (4 ông bà, 2 cha mẹ và 1 đứa trẻ) dẫn tới việc một nhóm người làm hư "ông vua nhỏ".

Hiện thời, tại Trung Quốc chưa có luật hay quy định giới hạn việc cư xử xấu ở nơi công cộng. Tuy nhiên, nhà chức trách bắt đầu mạnh tay với một số hành vi quá mức như cướp ghế trên các tàu cao tốc, sau khi có nhiều báo cáo rằng có những khách từ chối trả chỗ cho những khách có vé in số chỗ rõ ràng.

Hoài Linh