Chàng trai may túi xách cho búp bê

Gạt bỏ định kiến, theo đuổi đam mê

{keywords}
 

Cơ duyên đến với nghề may túi xách cho búp bê của chàng trai  Lê Nguyễn Lâm Đoàn (32 tuổi, ngụ Gò Vấp, TPHCM) rất tình cờ. Tuy nhiên, để theo đuổi được công việc này là một quá trình dài.
 
Năm 2013, sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự, Đoàn về làm việc tại một phường ở TPHCM. Công việc nhà nước dù ổn định nhưng Đoàn thấy không hứng thú. Sau nhiều lần đắn đo, anh quyết định nghỉ và dành thời gian đến với niềm đam mê. 

{keywords}
Gạt bỏ định kiến, Đoàn có kinh tế ổn định nhờ công việc yêu thích.

"Làm việc ở phường không phù hợp nên tôi dễ bị stress, mỗi lần như vậy tôi thường lên mạng tìm kiếm các trang chuyên về búp bê để tìm hiểu và biết được công việc làm túi xách này", Đoàn chia sẻ.
 
Tìm được công việc yêu thích, nhưng Đoàn lại vấp phải sự phản đối từ gia đình, lời bàn tán của hàng xóm khi thấy đàn ông đi chơi búp bê, suốt ngày lúi húi hết cắt rồi may. "Thời gian đầu gia đình tôi phản đối dữ lắm, tại sao công việc nhà nước đang tốt lại bỏ ngang", Đoàn tâm sự.

Không bỏ cuộc, Lâm Đoàn vừa thuyết phục gia đình, vừa cố gắng làm ra nhiều túi xách mẫu mã đẹp để tìm được hợp đồng. Sau nhiều cố gắng, chàng trai 9x cũng có thể dùng chính công việc mà mình đam mê để nuôi sống bản thân và có tiền phụ giúp gia đình.

"Điều quan trọng nhất là gia đình từ phản đối đã chấp nhận và đồng hành cùng nên tôi mới có thể được như ngày nay", chàng trai 9x chia sẻ.
 
Thành công với nghề làm túi xách cho búp bê
 
Mỗi tháng, Lâm Đoàn có thể làm ra hơn 150 sản phẩm, giá thành dao động từ 300 nghìn đến 700 nghìn đồng. 

{keywords}
Những chiếc túi xách tí hon được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Làm túi xách tí hon đòi hỏi sự cẩn thận, nắn nót đến từng chi tiết để tạo ra sản phẩm đúng ý tưởng của khách hàng. Để làm ra một chiếc túi xách mất khá nhiều công đoạn từ vẽ mẫu, ra rập, cắt may làm thành phẩm đến đóng gói và vận chuyển cho khách hàng.

Do mới làm nên Đoàn không thuê thêm người, tự anh đứng ra làm hết mọi việc. "Sáng 7h bắt tay vào việc, chiều lại ngồi vào bàn may đến chập tối. Hôm nào nhiều hàng phải thức cả đêm làm mới kịp cho khách", Đoàn chia sẻ.

{keywords}
Công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn, cẩn thận và có gu thẩm mỹ.

Đối với Đoàn, việc khó nhất là đối chiếu mẫu thật để làm ra mẫu tí hon cùng hình dáng, chi tiết. Mỗi chiếc túi có đường nét, thiết kế khác nhau được làm từ nhiều chất liệu như da bò, da cá sấu...

Những ngày đầu mới khởi nghiệp, Đoàn chỉ nghĩ làm để thỏa mãn đam mê chơi búp bê của bản thân. Bây giờ, công việc này đã tạo cho Đoàn có thu nhập ổn định, tự hào với gia đình.

{keywords}
Những chiếc túi xách chỉ vài cm đầy đủ chi tiết.

Tương lai tới, Đoàn vẫn tiếp tục duy trì công việc, bên cạnh học hỏi thêm để nâng cao tay nghề. "Tôi mong muốn hợp tác cùng những anh chị đi trước, làm ra các sản phẩm handmade chất lượng để bạn bè quốc tế đánh giá cao hơn sản phẩm của chúng ta", Đoàn chia sẻ.

(Theo Dân Trí)