Nếu thực sự biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu khiến cho con người không thể hấp thụ đủ lượng axit béo omega-3 thì điều đó thật đáng sợ, vì rất có thể các thế hệ về sau này, con người sẽ ngày càng "ngu đi".
Con người không thể tự tổng hợp được DHA
Có 3 loại axit béo omega-3 phổ biến nhất đó là Eicosapentaenoic axit (EPA), Docosahexaenoic ( DHA) và Alpha lipoic acid (ALA).
Đây là loại axit béo dồi dào trong não động vật có vú và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý như bảo vệ thần kinh, nuôi dưỡng tế bào và chống viêm, chúng chiếm tới 20% trong vỏ não của con người.
Hiện nay, mọi người rất quan tâm đến việc bổ sung DHA. Từ góc độ của các nhà khoa học họ tin rằng sự phát triển ở não của con người không chỉ phụ thuộc vào DHA, mà còn cả tám chất dinh dưỡng chính như protein, taurine, axit béo, sắt, kẽm, i-ốt, selen và vitamin B.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của DHA là mặc dù axit béo này rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và sức khỏe nhưng con người không thể tự tổng hợp được chúng mà phải bổ sung qua việc tiêu thụ cá hoặc bổ sung dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Những nguồn DHA sẵn có đang giảm dần
Theo thông tin từ Sina, Tiffany Colombo - một nhà khoa học tại Đại học Dalhousie ở Canada, Tim Rogers của Đại học Toronto và các đồng nghiệp của họ từ Đại học Ryerson và Đại học Toronto, đã phát triển một mô hình toán học tính toàn nguồn DHA sẵn có sẽ bị thay đổi như thế nào theo kịch bản nóng lên toàn cầu.
Trong chuỗi thức ăn thủy sản, DHA chủ yếu được sản xuất bởi tảo và quá trình phản ứng sinh hóa tạo ra DHA, quá trình này rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ về nhiệt độ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu sự nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng mạnh, sự suy giảm nguồn sản xuất DHA trong tự nhiên cùng với sự gia tăng dân số có thể dẫn đến 96% dân số thế giới không thể có đủ DHA từ những loại hải sản trong tự nhiên.
Đối với các quốc gia và khu vực có sản lượng cá lớn nhưng dân cư thưa thớt như Greenland, Na Uy, Chile và New Zealand, cư dân vẫn có thể có cơ hội tiêu thụ đủ lượng DHA cần thiết hàng ngày hàng ngày (100 mg).
Ngược lại, ở quốc gia Đông Á và Đông Nam Á (như Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia...) và hầu hết các nước châu Phi, tới năm 2100 sẽ không có đủ lượng DHA tối thiểu cho nhu cầu để tiêu thụ mỗi ngày.
Colombo và Rogers kết luận: "Theo mô hình toán học của chúng tôi, sự nóng lên toàn cầu sẽ dẫn đến sự sụt giảm từ 10% đến 58% lượng DHA trên toàn thế giới trong 80 năm tới".
Phôi thai và trẻ nhỏ sẽ là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất
Các nhà nghiên cứu cho biết, sự suy giảm DHA sẽ có những tác động đặc xấu tới quá trình phát triển của con người đặc biệt là đang trong giai đoạn phát triển như phôi thai và trẻ em cũng như những loài động vật có vú ăn thị ở vùng cực.
Để dự đoán sản lượng DHA hàng năm ở tất cả những khu vực đánh cá của Liên Hiệp Quốc trên toàn thế giới, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ sở dữ liệu của dự án "Đại dương xung quanh chúng ta", cung cấp dữ liệu thủy sản tái cấu trúc để giúp đánh giá tác động của việc đánh bắt đối với hệ sinh thái biển.
Sự nóng lên được dự đoán bằng cách sử dụng kịch bản nóng lên toàn cầu được nêu trong báo cáo đánh giá thứ năm của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng báo cáo một phát hiện bất ngờ khác, đó là sự suy giảm sản xuất DHA ở các khu vực đánh cá nước ngọt đang có sự suy giảm rõ ràng hơn so với các khu vực đánh bắt cá biển.
Do đó, sự suy giảm về lượng DHA sẵn có trong tự nhiên có thể có tác động lớn hơn đối với một số khu vực, đặc biệt là trong khu vực nội địa của Châu Phi.
Theo GenK