- Thứ trưởng NN&PTNT cho biết, có những khoản viện trợ thiên tai từ 2016 nhưng giờ mới được ký, như vậy không còn tính thời sự, không còn ý nghĩa.
Tại hội nghị khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sáng nay, Thứ trưởng NN&PTNT Hoàng Văn Thắng nêu thực tế, công tác viện trợ sau thiên tai thường rất chậm, mất quá nhiều thủ tục. Có những khoản viện trợ mất 4 - 5 tháng, thậm chí một năm.
“Vừa hôm qua tôi vẫn ký viện trợ từ 2016. Làm viện trợ phải thời sự, phải thật nhanh thì mới có ý nghĩa. Đề nghị Bộ KH&ĐT rà soát thật nhanh các thủ tục để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của người dân”, ông Thắng nói.
Rau củ tăng giá 30-40%
Tổng cục trưởng Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết, bão số 12 (Damrey) đã khiến 91 người chết (riêng Khánh Hoà 43 người), 23 người vẫn đang mất tích.
Số nhà ở bị đổ sập tăng lên gần 1.500 căn, gần 120.000 căn bị tốc mái, hư hỏng trong bão; gần 1.300 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng; gần 26.000 bè nuôi trồng thuỷ sản bị mất trắng.
Bão số 12 gây thiệt hại nặng về người và của |
Cơ bản các mặt hàng thiết yếu không tăng giá, riêng mặt hàng rau, củ, quả tăng 3-25% có nơi tăng 30-40% (Quảng Nam); gạch ngói, tôn lợp cũng tăng 5.000 đồng/m2. Ông Hoài cho biết, đến sáng nay, cơ bản các cửa hàng xăng dầu đã bán hàng trở lại.
8 tỉnh bị thiệt hại do bão lũ đang đề nghị hỗ trợ khẩn cấp gần 32.000 tấn gạo, trong đó Khánh Hoà 25.000 tấn, Quảng Ngãi 1.500 tấn, Thừa Thiên Huế, Bình Định 1.000 tấn... cùng 13 tấn hoá chất lọc nước, 1,3 triệu viên cloraminB, 793 tấn hoá chất khử trùng, gần 7 triệu liều vắc xin...
Trước mắt, TƯ trích xuất 3.400 tấn gạo hỗ trợ (TT-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa mỗi tỉnh 500 tấn; Đắk Lắk, Quảng Trị mỗi tỉnh 200 tấn).
Hỗ trợ không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, khối lượng công việc sau bão lũ đang rất lớn, đặc biệt tại Khánh Hoà. Do đó đề nghị quốc phòng tăng cường thêm lực lượng hỗ trợ.
Bộ trưởng Cường đề nghị Bộ Công thương, địa phương không để xáo trộn giá cả, đặc biệt tại Khánh Hoà, giá vật liệu xây dựng đang đảo lộn, giá gạo tại miền Bắc cũng đang lên.
Với 8 tàu bị chìm tại Quy Nhơn, Bộ trưởng Cường yêu cầu UBQG TKCN tập trung nhân lực cùng các địa phương tổ chức trục vớt an toàn, không để sự cố tràn dầu.
Ông cũng đề nghị Bộ Công an có văn bản hướng dẫn các địa phương về an ninh trật tự, kiểm soát các thông tin thất thiệt, tránh như tại Trà My (Quảng Nam), “1 cái nhỏ xảy ra lúc này cũng dễ xảy ra cái lớn khác”.
Liên quan đến hỗ trợ thiệt hại, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh: “Chính sách của ta thì có, không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”.
Ông đề nghị ngay trong chiều nay, Bộ LĐ-TB&XH hoàn thiện báo cáo phân bổ gạo cho 8 tỉnh để báo cáo Thủ tướng và chậm nhất trong 1-2 ngày có báo cáo thiệt hại của các địa phương.
Với công tác tiếp nhận viện trợ, Bộ trưởng Cường yêu cầu Bộ KH&ĐT rà soát lại, cái gì không hợp lý bỏ đi.
Đặc biệt để đảm bảo an toàn hồ chứa, ông Cường yêu cầu 3 đoàn công tác vào từ trước bão chưa được rút về, phối hợp với các chủ hồ lên phương án bảo vệ, vì tại những chỗ xung yếu chỉ một tác động nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.
Kỷ luật bộ ngành nào không đến chỉ đạo, hỗ trợ
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương phải khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ dân, đặc biệt các gia đình có người chết, các hộ bị mất nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách.
Phó Thủ tướng yêu cầu kỷ luật những bộ ngành không đến chỉ đạo, hỗ trợ khắc phục bão lụt |
“Không để người dân nào bị đói, dùng nước không hợp vệ sinh, bị bệnh mà không có thuốc. Các địa phương chủ động bố trí nguồn lực hỗ trợ ngay cho người dân”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Với các bộ ngành, yêu cầu cùng vào cuộc quyết liệt, khẩn trương hỗ trợ người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
“Yêu cầu các bộ ngành cử ngay các đoàn công tác vào các địa phương trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Nếu không đến kịp thời báo cáo, kỷ luật”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Để kịp thời hỗ trợ, Phó Thủ tướng chỉ đạo: “Người dân cần bao nhiêu thì xuất cấp hỗ trợ từng đó, yêu cầu các ngành chức năng khẩn trương tổng hợp, rà soát, đề xuất để tổ chức cấp phát”.
Bộ GTVT được giao phối hợp cùng công an đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân đi lại, không để tai nạn đáng tiếc xảy ra. Các địa phương hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn trong quá trình sửa chữa nhà cửa, khôi phục sản xuất...
Đặc biệt, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT kiểm soát việc đưa tin, tránh tình trạng tung tin không chính xác gây hoang mang trong nhân dân.
Xin đừng chống lại thiên nhiên
Giữa tư duy chống thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và hành động cực đoan tàn phá thiên nhiên, với những cơn bão lũ liên tiếp, là mối quan hệ nhân-quả.
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ
Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
Nước mắt tuôn rơi ở đầm tôm hùm lớn nhất Sông Cầu
Gần 40 vạn con tôm hùm trị giá hàng chục tỷ đồng trong phút chốc trôi vèo theo bão. Đã 6 ngày qua, nước mắt người dân vẫn chưa ngừng rơi.
Chìm tàu trong bão 10 người chết, cảng Quy Nhơn 'tê liệt'
10 tàu hàng gặp nạn trên biển Quy Nhơn khiến 13 người chết và mất tích, cảng biển hiện vẫn "tê liệt".
44 người chết trong bão: Do chủ quan
Số người chết do bão Damrey tăng nhanh chóng mặt. TƯ nhận định nhiều cấp chính quyền và người dân còn chủ quan, chưa quyết liệt và không có kinh nghiệm.
Damrey là bão lịch sử vào Nha Trang, 20 người chết
Bão số 12 là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào TP Nha Trang. Đã có ít nhất 20 người chết, 17 người mất tích do bão.
Bão Damrey quần thảo: Đà Nẵng mưa xối xả, nước sông Hàn mấp mé bờ
Bắt đầu từ khoảng 18h tối, TP Đà Nẵng có mưa xối xả. Mưa lớn kết hợp triều cường khiến nước sông Hàn đã dâng lên rất cao.
Cảnh sống dở, mếu dở nhìn lũ quật trắng tay
Lũ lớn khiến hàng trăm tấn cá lồng bè trên sông Bồ (TT-Huế) chết như ngả rạ. Người nuôi cá tán gia bại sản. ABC
Thúy Hạnh