- Trong 3 tháng đầu năm, cả nước có 90 trường hợp mắc sởi, tăng hơn 30% so với năm 2017, trong đó có nhiều trường hợp trẻ dưới 9 tháng.

Tại hội nghị tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè sáng nay ở Đà Nẵng, PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cảnh báo, dịch sởi tại miền Bắc có khả năng bùng phát trở lại, số ca mắc đang tăng nhanh.

Chưa đầy 3 tháng, số ca mắc đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái với 90 ca. Mọi trẻ từ 0-15 tuổi đều có nguy cơ mắc nếu chưa tiêm vắc xin.

{keywords}
Trẻ từ 0-15 tuổi chưa tiêm vắc xin phòng sởi đều có nguy cơ mắc bệnh


PGS Dương cho biết, theo quy luật cứ 4 năm dịch sởi sẽ quay lại một lần, tại miền Bắc đã xảy ra dịch lớn năm 2013-2014 với hơn 5.000 ca mắc, hơn 100 trẻ tử vong, trong khi đó tỉ lệ tiêm chủng tại nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người và các khu công nghiệp còn thấp nên nguy cơ dịch bùng phát rất lớn.

“Bệnh sởi lây truyền rất mạnh, đã mắc bệnh là 100% có biểu hiện lâm sàng. Nếu mẹ không có miễn dịch chủ động thì trẻ dưới 9 tháng tuổi rất dễ mắc”, PGS Dương nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong năm 2017, cả nước chỉ ghi nhận 141 trường hợp mắc sởi, chủ yếu tại miền Bắc, trong đó 54 trường hợp (38,3%) dưới 9 tháng tuổi, 55 trường hợp không tiêm chủng và chỉ có 10 trường hợp có tiêm vắc xin. 

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, theo quy định, trẻ từ 9 tháng tuổi mới được tiêm vắc xin sởi. Trước 9 tháng, trẻ được bảo vệ bằng kháng thể từ mẹ truyền qua sữa mẹ, tuy nhiên những nghiên cứu miễn dịch trong cộng đồng với bệnh này khiến nhiều người giật mình.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: T.Hạnh

Kết quả tại Hải Dương cho thấy hơn 92% trẻ 6-8 tháng tuổi không có kháng thể phòng bệnh sởi, đồng nghĩa các bà mẹ chưa quan tâm tiêm vắc xin sởi phòng bệnh.

“Chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo các viện đánh giá lại miễn dịch cộng đồng với sởi. Việt Nam mới tiêm vắc xin sởi từ 1985 nên còn lượng lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không có miễn dịch”, ông Long cho biết.

Do đó, Bộ khuyến cáo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần chích ngừa vắc xin phòng sởi trước khi mang thai để tạo miễn dịch chủ động, sắp tới Bộ sẽ có kế hoạch. Đồng thời Bộ đang hoàn tất những bước thử nghiệm cuối cùng, để đẩy sớm tuổi tiêm vắc xin ở trẻ em từ 9 tháng lên 6 tháng.

Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không?

Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Khi bị sởi, mẹ bầu có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm.

Quan niệm sai lầm về bệnh sởi nên tránh

Quan niệm sai lầm về bệnh sởi nên tránh

Bệnh sởi là căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu đúng về căn bệnh và có những quan niệm sai lầm.

30 ngày giành giật sự sống cho con tại tâm sởi

30 ngày giành giật sự sống cho con tại tâm sởi

Nhìn bức ảnh trẻ thơ thoi thóp nằm trên giường bệnh vì sởi, tim người mẹ trẻ lại quặn lại, có lúc không kìm được nước mắt. Bởi chị đã có 30 ngày sinh tử cùng con tại tâm sởi.

Rơi lệ cuộc chiến giành giật sự sống cho bệnh nhi mắc sởi

Rơi lệ cuộc chiến giành giật sự sống cho bệnh nhi mắc sởi

Số bệnh nhân mắc sởi mới đã giảm, nhưng vẫn còn hàng trăm ca mắc sởi biến chứng nặng đã nằm viện điều trị cả tháng trời. Bác sĩ, thân nhân người bệnh vẫn đang rất cam go trong cuộc chiến giành giật sự sống cho các bé.

Những hình ảnh rớt nước mắt ở tâm dịch sởi

Những hình ảnh rớt nước mắt ở tâm dịch sởi

Dịch sởi đang có những diễn biến bất thường khiến người dân hết sức lo lắng. Dưới đây là những bức ảnh đau lòng được ghi từ tâm dịch sởi.

Đêm trắng của các phụ huynh cùng con chiến đấu với "giặc sởi" ở bệnh viện

Đêm trắng của các phụ huynh cùng con chiến đấu với "giặc sởi" ở bệnh viện

Không khí tại khoa nhi ở các bệnh viện Hà Nội những ngày này hết sức căng thẳng. Ông bà, bố mẹ của các bé đang phải gồng mình ở bên con cháu chiến đấu với "giặc sởi".

Thúy Hạnh