{keywords}

Chuyên gia kinh tế PHẠM CHI LAN

Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã bị lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc (TQ), thể hiện rõ nhất ở chỗ hơn 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu TQ, mức nhập siêu từ TQ liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.

  Vấn đề là thiết bị, công nghệ của nhiều công trình TQ làm ở ta không có chất lượng cao, lại hay đội giá và kéo dài thời gian thực hiện, gây thiệt đơn thiệt kép cho ta. Không ít sản phẩm trung gian và tiêu dùng nhập khẩu từ TQ vừa chèn ép các ngành hàng và doanh nghiệp trong nước (kể cả nông nghiệp), vừa gây hiểm họa cho người tiêu dùng và môi trường do không kiểm soát được chất lượng và các nhân tố độc hại chứa đựng trong đó. Không thể để tình trạng này kéo dài lâu hơn nữa. Hội nhập với các nền kinh tế khác cho ta thêm cơ hội để thay đổi tình trạng này.

(Theo Một Thế Giới)

{keywords}
Ông PHAN CHÁNH DƯỠNG

Ông PHAN CHÁNH DƯỠNG:

Các nước đang thừa lượng sẽ đổ hàng hóa sang Việt Nam

Cách đây 200-300 năm, con người chết vì bệnh, vì thiếu ăn. Nhưng ngày nay con người chết vì no, vì ăn quá nhiều thứ không nên ăn. Con người trong thời gian dài đã dùng kiến thức để tăng lượng (giảm chất) thỏa mãn nhu cầu của dân số ngày càng tăng. Con người ăn thứ kém chất lượng dẫn đến bệnh tật và chết vì bệnh.

Nói như thế để thấy thế giới đang tăng lượng và xu hướng sẽ phải từ từ dừng lại việc tăng lượng, chuyển sang tăng chất.

Với việc tham gia TPP, các nước đang thừa lượng sẽ đổ hàng hóa sang Việt Nam. Họ đi trước, nếu chúng ta cũng chạy theo lượng thì không thể cạnh tranh lại với họ. Chúng ta phải nghiên cứu về chất đi: nuôi gà thiên nhiên, heo thiên nhiên, chế biến ngon…

Đừng trách việc “doanh nghiệp nói nông dân không nghe”. Sản xuất chạy theo lượng đến mức người trồng không dám ăn là thói quen hình thành từ thực tế khách quan: cứ làm sao cho năng suất thật cao, bán được tiền là xong.

(Theo Tiếp Thị Thế Giới)