Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với tầm nhìn Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, Nhà xuất bản TT&TT tiếp tục phối hợp với các đơn vị và các chuyên gia mua bản quyền, dịch và tái bản bộ sách về Chuyển đổi số gồm 9 cuốn như sau:
Chuyển đổi số thế nào (tác giả: Hồ Tú Bảo - Nguyễn Nhật Quang) sẽ giúp trả lời các câu hỏi đó. Cuốn sách được chia thành 6 chương. Chương 1, tóm tắt những khái niệm và vấn đề cơ bản của chuyển đổi. Chương 2, giới thiệu phương pháp luận ST-235. 4 chương tiếp theo trình bày về làm chuyển đổi số quốc gia, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, các địa phương và doanh nghiệp nhìn theo phương pháp luận ST-235.
Phương pháp luận ST-235 có cốt lõi là tư duy hệ thống được mô tả với hai phần: ST và 235. Phần một (ST) xác định mô hình hệ sinh thái thực-số của các tổ chức với tám hợp phần chia thành các nhóm về hoạt động chính (sản phẩm-dịch vụ, quy trình vận hành, quản trị-quản lý), nhóm về nhân tố thành bại (con người, thể chế, công nghệ), về dữ liệu và kết nối, và về an toàn an ninh hệ thống.
Chuyển đổi số của một tổ chức về bản chất là xây dựng hệ sinh thái thực-số của mình từ hệ sinh thái hiện tại, và việc này được thực hiện theo phương thức mô tả ở phần hai (235) của ST-235, với 2 nguyên lý, 3 cặp nguyên tắc và 5 nội dung cơ bản cần làm.
Hỏi đáp về chuyển đổi số (tác giả: Nguyễn Huy Dũng - Hồ Tú Bảo - Nguyễn Nhật Quang) được thiết kế với 200 câu hỏi - đáp, mỗi câu hỏi về một vấn đề của chuyển đổi số và câu trả lời thường đi cùng ví dụ minh họa, với cố gắng diễn giải đơn giản nhất có thể. Các câu hỏi được chia thành 5 phần, gồm: Câu hỏi chung về chuyển đổi số; Đột phá của AI và công nghệ số; Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số. Câu hỏi trong mỗi phần tiếp tục được gộp theo nhóm vấn đề chuyển đổi số đặt ra là gì, tại sao, thế nào, bao giờ, ai liên quan…
Với những nhận thức và kinh nghiệm nhiều năm tìm hiểu về chuyển đổi số, nhóm tác giả đã đưa ra những gợi mở, từ đó mỗi người, mỗi tổ chức tự tìm lấy câu trả lời của chính mình, nhận thức được vấn đề của mình để vạch được lộ trình, kế hoạch hành động cụ thể.
Cẩm nang chuyển đổi số (tác giả: Bộ TT&TT) được cấu trúc theo 4 nhóm vấn đề cụ thể, đó là: Chuyển đổi số cơ bản, Chuyển đổi số dành cho người dân, Chuyển đổi số cho doanh nghiệp, Chuyển đổi số cho cơ quan Nhà nước.
Nội dung được trình bày dưới dạng hỏi - đáp, tóm lược những điều cơ bản nhất về chuyển đổi số; cung cấp cho độc giả một khối kiến thức khá đầy đủ và toàn diện về hành trình chuyển đổi số của người dân, doanh nghiệp, đến cơ quan nhà nước, nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Phần cuối cuốn sách là nội dung 365 câu trích dẫn về chuyển đổi số.
Chuyển đổi số trong giáo dục (tác giả: TS. Hoàng Sỹ Tương, GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - TS. Nguyễn Thị Loan) đề cập đến khía cạnh chuyển đổi số giáo dục đại học với những kiến thức chung nhất như giáo dục 4.0, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, thư viện số, công nghệ thực tế ảo, Blockchain để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, thấu đáo hơn về những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng ứng dụng các công nghệ mới này trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
25 xu hướng công nghệ định hình cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (tác giả: Bernard Marr; Dịch giả: Phạm Duy Trung) cung cấp cái nhìn tổng quan dễ hiểu, cập nhật về các công nghệ then chốt làm nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phác thảo cách các doanh nghiệp sử dụng chúng trong thực tế, cũng như cung cấp một số lời khuyên nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và tổ chức cho sự chuyển đổi.
Internet vạn vật (IoT): Chuyển đổi số hay là chết (tác giả: Nicolas Windassinger, Dịch giả: Hồ Thị Hương Giang; Hiệu đính: Nguyễn Thanh Lâm) nêu bật giá trị của IoT và việc chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi rất nhiều thị trường và doanh nghiệp, giúp các nhà lãnh đạo nhận thức được thay đổi này, hiểu và tận dụng dụng lợi thế của chúng để phát triển và vượt lên đối thủ cạnh tranh. Nicolas Windpassinger đã phân tích hiện tượng chuyển đổi số từ công nghệ đến mô hình kinh doanh, từ các tổ chức am hiểu kỹ thuật số đến những chiến lược, tất cả đều theo một phương pháp tinh tế và độc đáo mà ông đã phát triển.
Đặc biệt, sách giới thiệu cụ thể chiến lược chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tham khảo để vận dụng cho mình gồm các bước: từ chiến lược, lập danh mục đầu tư đến chuyển đổi mô hình kinh doanh và tổ chức. Cuốn sách là cẩm nang thiết thực về chuyển đổi số, giúp các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam nắm bắt được cơ hội và thực hiện chuyển đổi số thành công.
Chuyển đổi số đến cốt lõi - Nâng tầm năng lực lãnh đạo cho ngành nghề, doanh nghiệp và chính bản thân bạn (tác giả: Mark Raskino - Graham Waller; Dịch giả: Phạm Anh Tuấn; Hiệu đính: Võ Thanh Lâm) trình bày định hướng và phương pháp chuyển đổi số đến cốt lõi để nâng tầm năng lực lãnh đạo. Dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 30 giám đốc điều hành cấp cao hàng đầu tại một số công ty và tổ chức chính phủ quyền lực nhất thế giới bao gồm GE, Ford, Tory Burch, Babolat, McDonalds, Publicis…, cuốn sách cung cấp hiểu biết thực tế từ những người đi đầu về ứng dụng kỹ thuật số.
IoT (Internet vạn vật) - Kiến trúc IoT, IoT Công nghiệp và Công nghiệp 4.0, IoT Tổ ong (tác giả: TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng) cung cấp nội dung cơ bản về IoT như: kiến trúc IoT, IoT công nghiệp và công nghiệp 4.0, IoT tổ ong và rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của IoT,... Cuộc cách mạng này sẽ mở đầu cho kỷ nguyên tưởng tượng (Imagination Age) trong đó sáng tạo và trí tưởng tượng sẽ là những động lực đầu tiên tạo nên giá trị kinh tế.
Tiền di động để thúc đẩy tài chính toàn diện (tác giả: Hiệp hội Di động tài chính toàn cầu - GSMA) sẽ giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp viễn thông có được cách nhìn toàn diện để triển khai dịch vụ tiền di động ở Việt Nam, nơi có độ phủ sóng mạng di động 3G và 4G lên tới 99,8% dân số, với các nội dung về chính sách và quản lý thực thi tiền di động; thực trạng ngành tiền di động năm 2018, 2019; Chứng chỉ tiền di động GSMA với 8 nguyên tắc chính trong chứng chỉ tiền di động và mô hình triển khai chính sách tiền di động ở Kenya, Philippines.