Mẹ đừng ngần ngại bỏ đi những món ăn sau nếu bị thừa hoặc nếu muốn ăn thì có thể để tủ lạnh bảo quản và cho con ăn lạnh mà không cần đun lại.

Với bất kể món ăn nào, tốt nhất là mẹ nên nấu vừa đủ một bữa để cho con ăn ngay khi chế biến, nhằm hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, với một số loại thực phẩm, khi đun lại không chỉ bị giảm giá trị dinh dưỡng mà còn sản sinh chất gây hại, thậm chí là độc tố.

Dưới đây là danh sách thực phẩm mẹ cần tránh đun lại cho con để tránh làm hại tới hệ tiêu hóa vô cùng non yếu, chưa hoàn thiện của các bé, hoặc nếu vẫn muốn ăn lại thì mẹ có thể để tủ lạnh bảo quản và cho con ăn lạnh mà không cần hâm nóng.

Thịt gà

Thịt gà chứa nhiều loại protein mà khi đun lại sẽ gây chứng khó tiêu cho dạ dày. Thịt gà chưa ăn hết có thể cất trong tủ lạnh bảo quản và ăn lạnh mà không cần đun lại.

{keywords}

Nấm

Ngay khi chế biến món nấm thơm ngon xong, tốt nhất là mẹ nên cho con ăn càng sớm càng tốt. Nấm chứa nhiều loại protein dễ bị biến đổi và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nếu bị hâm nóng lại nhiều lần.

{keywords}

Trứng

Dù là trứng luộc hay trứng rán, trứng quấy,... thì mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn ngay sau khi chế biến. Một khi đã đun lại, trứng có thể sản sinh ra chất độc, đặc biệt có thể khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.

Khoai tây

Khoai tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng càng để lâu thì giá trị dinh dưỡng trong khoai càng giảm và nếu khoai tây được đun nóng lại lần hai sẽ dễ sản sinh ra độc tố.

{keywords}

Cần tây

Mặc dù cần tây khi được đun đi đun lại nhiều lần vẫn có mùi thơm hấp dẫn nhưng đây lại là loại thực phẩm chứa hàm lượng nitrate cực kì cao, khi đun nóng lại sẽ chuyển thành nitrit có hại. Nếu trong những món súp, cháo, bột,... của con có chứa cần tây mà mẹ muốn nấu lại thì phải bỏ cần tây ra trước khi nấu.

Cải bó xôi

Giống như cần tây, cải bó xôi cũng là loại rau chứa nhiều nitrate, dễ biến thành nitrit độc hại khi bị đun lại. Ngoài cải bó xôi thì các loại rau lá xanh đậm khác cũng ẩn chứa nguy cơ gây độc, nhất là gây ung thư nếu hâm nóng lại kiểu này. Do đó, với tất cả các món rau xanh, mẹ chỉ nên nấu vừa đủ để ăn luôn trong một bữa.

{keywords}

Củ cải

Sau khi đã được chế biến, nếu củ cải được tiếp tục hâm nóng lại thì các chất dinh dưỡng quý giá trong loại củ này sẽ chuyển sang trạng thái axit hóa, ảnh hưởng đến ruột non của trẻ, gây đau bụng.

(Theo Khám phá)