1. Jack Andraka, Mỹ, 16 tuổi tìm ra phương pháp chẩn đoán ung thư
Sau cái chết vì ung thư tuyến tụy của một người thân thiết, Jack Andraka bắt đầu quan tâm đến các chẩn đoán phát hiện bệnh ung thư sớm.
Cậu đã phải đọc hàng loạt những thống kê rối rắm, tài liệu về hơn 8.000 loại protein được phát hiện trong ung thư tuyến tụy. Vào lần thử thứ 4.000, Andraka đã tìm thấy một protein tên là mesothelin và có vai trò như một chất chỉ thị sinh học cho căn bệnh ung thư. Nếu nó được tìm thấy trong những giai đoạn sớm nhất của căn bệnh, bệnh nhân sẽ có gần như 100% cơ hội sống sót.
2. Valentin Frechka, Ukraine, 18 tuổi chế tạo giấy từ lá cây rụng
Một học sinh trung học tên Valentin Frechka đã nghĩ ra công nghệ sản xuất giấy từ những chiếc lá rụng. Phát minh này sẽ giúp ngăn chặn nạn phá rừng và làm cho việc sản xuất giấy trở nên thân thiện với môi trường.
1,5 tấn nguyên liệu này có thể sản xuất ra 20.000 tờ giấy A4. Bất kỳ loại lá cây nào cũng đều phù hợp để sản xuất, nhưng lá sồi là phù hợp nhất. Valentin Frechka đã được trao Huy chương vàng Olympiad nhờ sáng chế chế tạo giấy từ lá cây rụng năm 2018 được tổ chức tại Mỹ.
3. Kylie Simonds, Mỹ, 13 tuổi sáng chế ra chiếc ba lô cho trẻ em bị ung thư
Kylie Simonds đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư trong suốt một thời gian dài. Mặc dù bị bệnh, em vẫn muốn được đi học và giao tiếp với bạn bè. Nhưng việc phải hóa trị bằng cực IV khiến em liên tục vấp các dây truyền.
Đó là lý do vì sao Kylie đã phát minh ra chiếc ba lô hóa trị liệu cực IV. Bằng cách gắn liền bộ máy và ống truyền lên ba lô, Kylie đã giúp trẻ em mắc ung thư trên toàn thế giới có thể xạ trị và truyền hóa chất mà vẫn hoạt động được như bình thường. Thậm chí, bé gái thông minh này còn làm ba lô hóa trị với những thiết kế đầy màu sắc khác nhau để hấp dẫn trẻ em hơn.
Phát minh này đã iúp Kylie giành một số giải thưởng, trong đó Giải thưởng sáng chế - giải thưởng cao nhất tại hội nghị phát minh UConn.
4. Anna Du, Mỹ, 12 tuổi chế tạo robot thu gom rác thải nhựa trên biển
Anna thích đi bộ dọc theo cảng Boston. Trong một lần đi dạo, em nhận thấy có quá nhiều rác thải trên bãi biển. Anna đã cố gắng thu gom nhưng không thể dọn sạch được tất cả. Điều đó đã khiến Anna quyết định chế tạo một thiết bị có thể tìm kiếm rác dưới đáy đại dương.
Cụ thể, Anna Du đã chế tạo một chiếc xe robot được vận hành bằng điều khiển từ xa, có khả năng điều hướng trên mặt nước và có thể nhận diện rõ các loại rác thải nhựa trong nước.
Xe này còn vận hành kết hợp với hệ thống phát hiện camera hồng ngoại có độ phân giải cao, sử dụng cánh quạt để di chuyển… Nó có thể di chuyển xuyên qua đại dương để tìm kiếm rác nhựa và sau cùng có thể thu gom lại.
Phát minh này của Anna Du giúp em lọt vào vòng chung kết của cuộc thi sáng tạo khoa học dành cho bạn trẻ có tên Discovery Education 3M Young Scientist Challenge.
5. Gitanjali Rao, Mỹ, 12 tuổi chế tạo máy phát hiện nước nhiễm chì
Năm 2016, cư dân của Flint, Michigan đã bị nhiễm độc do hàm lượng chì quá cao trong nước. Cha mẹ Gitanjali đã phải mua que thử đặc biệt để kiểm tra nước nhưng họ thường nhận được kết quả không chính xác.
Đó là lý do mà cô bé Gitanjali có ý tưởng chế tạo ra một thiết bị phát hiện nước nhiễm chì. Thiết bị này dựa trên bộ lọc được làm từ các ống nano carbohydrate và được sử dụng kết nối Bluetooth có thể cho phép người dùng theo dõi các chỉ số tại điện thoại thông minh.
Chế tạo này đã giúp Gitanjali trở thành "Nhà khoa học trẻ tuổi hàng đầu nước Mỹ" năm 2017.
6. Curry Bishop, Mỹ, 11 tuổi chế ra thiết bị phát hiện trẻ em bị bỏ quên trong xe
Cậu bé này bắt đầu nghĩ về việc phát minh ra thiết bị phát hiện trẻ em bị bỏ quên trong xe sau khi nghe tin một cô bé 6 tháng tuổi qua đời vì bị bỏ quên trong chiếc xe ô tô đặt dưới trời nắng.
Cậu bé phác thảo ra một thiết bị có khả năng cảm nhận thấy sự hiện của người trong xe. Nó sẽ được gắn lên ghế ngồi, phát tin nhắn cảnh báo tới cha mẹ hoặc cảnh sát khi nhận thấy có đứa trẻ bị bỏ quên trong xe, trong lúc đó, thiết bị sẽ thổi hơi mát để “câu giờ”.
Hãng Toyota cũng vô cùng ấn tượng với ý tưởng của Bishop. Họ đã mời hai cha con tới dự Hội nghị Ngăn ngừa Thương tích cho Trẻ nhỏ. Ý tưởng của cậu bé Bishop Curry được ủng hộ nhiệt liệt.
7. Ann Makosinski, Canada, 16 tuổi tạo ra đèn pin chạy bằng thân nhiệt
Ann Makosinski đã phát minh ra một chiếc đèn pin khác thường hoạt động không phải từ pin mà từ sự ấm áp của cơ thể. Cô bé 16 tuổi giải thích bản thân đã nảy ra ý tưởng này sau khi trò chuyện với một người bạn sống ở Philippines. Cô bạn này kể rằng mình đã không thể làm được bài tập về nhà do mất điện.
Chiếc đèn pin mà Ann phát minh ra không cần dùng đến pin. Điều đó có nghĩa sẽ tránh được ô nhiễm môi trường. Chi phí cuối cùng để tạo ra một chiếc đèn pin này là vào khoảng 25 USD, nhưng nếu được sản xuất hàng loạt thì giá cả sẽ xuống thấp hơn.
Makosinski cùng với 14 nhà phát minh trẻ đã lọt vào vòng chung kết của Hội chợ Google Science Fair do Google tổ chức tại California năm 2013.
Trường Giang (Theo Brightside)
10 nhà khoa học Việt Nam có trích dẫn nhiều trên thế giới
Thông tin này do TS. Lê Văn Út, Trưởng phòng Phòng Quản lý Phát triển Khoa học Công nghệ và Trưởng nhóm nghiên cứu trắc lương thông tin, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp.