Dù thua lỗ liên tiếp và thất bại dưới tay bộ đôi Samsung – Apple cùng các thương hiệu Trung Quốc, người ta vẫn nhớ tới LG như một công ty luôn mang lại trải nghiệm mới mẻ cho thị trường di động. Những sáng tạo của LG có thể không đạt được thành công tương xứng, song lại lập ra tiêu chuẩn để các nhà sản xuất khác làm theo. Ảnh hưởng mà LG để lại chắc chắn không biến mất ngay cả khi LG không còn kinh doanh smartphone nữa.

LG đã vô cùng táo bạo với những lựa chọn phần cứng của mình, tới mức để lại nhiều nghi ngại. Tuy nhiên, trong thế giới của các mẫu smartphone hình chữ nhật làm từ nhựa và kính quen thuộc, điện thoại LG thực sự độc đáo và thú vị.

Màn hình cảm ứng điện dung

LG PRADA - 2006

7 ‘làn gió mới’ LG mang đến cho thế giới smartphone
 

Khi nói tới màn hình cảm ứng điện dung trên điện thoại, người ta thường cho rằng Apple chính là người khởi xướng trào lưu này bằng mẫu iPhone đời đầu. Tuy nhiên, LG mới là hãng đầu tiên đưa công nghệ lên di động bằng mẫu LG Prada năm 2006. Máy dùng màn hình 3 inch độ phân giải 400 x 240 điểm ảnh cùng máy ảnh khá đẹp. Song, mức giá 849 USD khiến nó không phổ biến.

Màn hình OLED cong

LG G FLEX - 2013

7 ‘làn gió mới’ LG mang đến cho thế giới smartphone
 

LG ra mắt G Flex màn hình OLED cong vào năm 2013. Thiết kế cong theo chiều ngang giúp nó ôm gọn lấy gương mặt bạn khi nghe điện thoại. G Flex là mẫu máy tương đối lớn với màn hình 6 inch tại thời điểm xuất hiện. Đối thủ cùng thời của nó là Samsung Galaxy Note 3, sở hữu kiểu dáng nhỏ gọn hơn và bút S Pen được đánh giá cao. Có thể nói, LG đã mở đường cho smartphone gập dùng màn hình dẻo ngày nay.

Smartphone lắp ghép

LG G5 – 2016

7 ‘làn gió mới’ LG mang đến cho thế giới smartphone
 

Ý tưởng về mẫu smartphone lắp ghép, nơi bạn có thể dễ dàng ghép nhiều phụ kiện để bổ sung chức năng nghe vô cùng hấp dẫn khi LG giới thiệu LG G5. Tuy nhiên, các mô-đun chỉ giới hạn trong pin tháo rời, báng camera, DAC Hifi. G5 không được ưa chuộng như kỳ vọng.

Camera siêu rộng

LG G5 - 2016

Dù người dùng không chuộng ý tưởng lắp ghép, LG G5 vẫn gây ấn tượng ở một tính năng khác, đó là camera sau góc siêu rộng. Hiện tại, camera góc siêu rộng là một tiêu chuẩn trên smartphone từ trung đến cao cấp. Đây có thể là sáng tạo “thọ” nhất của LG sau khi rời thị trường.

Ngoài ra, LG cũng trang bị một camera selfie góc rộng trên LG V10. Đây là một trong những smartphone đầu tiên có hai camera trước.

Quad DAC

LG V20 - 2016

7 ‘làn gió mới’ LG mang đến cho thế giới smartphone
 

Dòng LG V hướng tới cộng đồng đam mê âm nhạc (audiophile) và sáng tạo nội dung. Năm 2016, LG V20 trình làng, trang bị chip quad-DAC hỗ trợ giải mã âm thanh 32bit/394kHz và DSD512 cùng hàng loạt phần cứng khác phục vụ việc thu âm chuyên dụng. LG V20 không gây chú ý với người dùng phổ thông, nhưng giành được thiện cảm của giới audiophile.

Smartphone hai màn hình

LG G8X - 2019

7 ‘làn gió mới’ LG mang đến cho thế giới smartphone
 

Khi các hãng khác nghiên cứu smartphone gập, LG đưa ra giải pháp đơn giản hơn với vỏ bảo vệ LG Dual Screen, cung cấp màn hình phụ cỡ lớn với giá phải chăng hơn nhiều. LG G8X là smartphone đầu tiên được dùng LG Dual Screen. Sang đến LG V60, nó thậm chí còn được hỗ trợ để dùng với bút cảm ứng.

Màn hình kép xoay

LG WING - 2020

7 ‘làn gió mới’ LG mang đến cho thế giới smartphone
 

LG Wing độc đáo với màn hình chữ T xoay thú vị dù không có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Phần màn hình nhỏ phía dưới không quá hữu ích nên LG Wing không mấy hấp dẫn. Tuy nhiên, một lần nữa thiết bị là minh chứng cho nỗ lực đổi mới kiểu dáng smartphone không ngừng nghỉ của LG. Không may là vào thời điểm nhiều thách thức như hiện nay, nó không phải thứ mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận.

Du Lam (Theo ZDN)

Điều gì khiến LG từ bỏ thị trường smartphone?

Điều gì khiến LG từ bỏ thị trường smartphone?

LG Electronics quyết định rút khỏi thị trường di động. Từng là một trong các hãng smartphone tiên phong, điều gì đã đẩy LG tới cơ sự này?