Hầu hết những đứa trẻ giỏi giang đều có bố mẹ làm được 7 điều sau đây trong quá trình dạy con.
Các bậc cha mẹ ngày nay thường có xu hướng bao bọc con quá mức. Nhiều đứa trẻ cả tuổi thơ chỉ biết duy nhất việc học; mọi chuyện khác đều có bố mẹ lo.
Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Làm việc nhà là cơ hội tốt để con rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Con sẽ được học về kỹ năng quản lý thời gian, cách tổ chức sắp xếp công việc hợp lý .
Con cũng sẽ được học về sự gắn kết, chia sẻ, giúp đỡ các thành viên trong gia đình và có trách nhiệm như bất kỳ ai. Ngoài ra, con còn học được tính tự lập, có khả năng xử lý mọi việc nếu phải xa cha mẹ.
Nữ tiến sỹ Julie Lythcott-Haims, người từng làm việc tại Đại học Harvard cho biết, khi đã có tinh thần trách nhiệm cùng kỹ năng sống cơ bản, đứa trẻ sẽ có xu hướng tự lập tốt hơn, có lòng cảm thông sâu sắc với sự việc xung quanh.
Việc trau dồi các kỹ năng xã hội cũng quan trọng không kém những kiến thức trong sách vở. Thay vì nhồi nhét quá nhiều kiến thức sách vở, cha mẹ thông thái thường dạy con các kỹ năng tự chăm sóc bản thân, giao tiếp với xã hội và quan trọng hơn, họ luôn muốn đứa trẻ va chạm với cuộc sống thực. Đây là những kỹ năng cực kỳ cần thiết cho cuộc sống trưởng thành của trẻ trong tương lai.
Chẳng đứa trẻ nào muốn sống trong một gia đình cha mẹ suốt ngày to tiếng với nhau. Con cái chính là bản sao của cha mẹ. Cha mẹ gay gắt sinh ra con hằn học. Từ những cuộc cãi vã của phụ huynh, chúng sẽ nhanh chóng học những thói xấu như không kiềm chế được cơn nóng giận, chửi thề và sự thù hằn tiêu cực.
Không thể phủ nhận sự quan trọng của kinh tế đối với việc giáo dục một đứa trẻ. Theo nhà nghiên cứu Sean Reardon của Đại học Stanford, thành tích học tập chênh lệch giữa một đứa trẻ sống trong gia đình có điều kiện và ngược lại khoảng 30-40%.
Còn Kevin Thom, nhà kinh tế của ĐH New York, tác giả một bài báo có liên quan đăng trên tạp chí của Cơ quan Nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ), nhận định: “Nếu không có nguồn lực gia đình thì thậm chí những đứa trẻ thông minh nhất cũng phải đối mặt với những khó khăn”.
Cha mẹ là gốc của con cái, là nơi để trẻ tham chiếu. Những bà mẹ có kiến thức khoa học lẫn xã hội vững vàng, cộng với kinh nghiệm sống phong phú sẽ truyền đạt được nhiều điều hay ho thú vị cho con cái của mình.
Một nghiên cứu trên 14 nghìn trẻ em cho thấy, những đứa con của các bà mẹ tuổi teen, chưa tốt nghiệp cấp 3 hay đại học sẽ không được giáo dục đầy đủ như những đứa trẻ còn lại. Điều đó cho thấy hiểu biết của cha mẹ có ảnh hưởng rất quan trọng tới cuộc đời của con cái.
Nhiều ông bố, bà mẹ thường xuyên mang những cơn thịnh nộ về nhà. Và người phải hứng chịu toàn bộ cơn bực tức vô lý đó lại chính là những đứa trẻ dù chúng không làm gì sai trái.
Nhà nghiên cứu xã hội học Kei Nomaguchi đã chỉ ra rằng, các bà mẹ thường xuyên stress và mang nó về trút lên con cái thì nhân cách bọn trẻ sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ.
Tình trạng đó kéo dài, đứa trẻ sẽ dần hình thành tư duy đổ lỗi và nổi giận lên bất cứ thứ gì chúng bắt gặp giống người lớn.
Nhũng ông bố bà mẹ thông thái là những người không bao giờ nhắc đến việc thất bại và so sánh con mình với “con người ta”
Nhà tâm lý học Carol Dweck thuộc Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, ý chí của trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành động của chúng. Chỉ cần bọn trẻ tin rằng chúng làm được thì nhất định chúng sẽ thành công.
Việc so sánh nhiều giữa thất bại của con mình với thành công của một ai khác sẽ dẫn đến cảm giác thù địch ở đứa trẻ và chúng sẽ nghĩ bản thân mình kém cỏi, tự ti.
Thúy Nga
14 điều cha mẹ không được bỏ qua khi nuôi dạy con
Dạy con là quá trình rất cần sự kiên nhẫn của cha mẹ và sự ủng hộ của cả gia đình. Tất cả những đứa trẻ đều như một tờ giấy trắng. Đừng vì thương con mà dạy con ích kỷ gây tổn thương người khác.