Chấn thương thể thao có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là những người không khởi động giãn cơ trước khi tập thể dục; Tham gia các môn thể thao tiếp xúc có thể liên quan đến việc va chạm; Tham gia các hoạt động liên quan đến nhảy, chạy và xoay người hoặc đổi hướng nhanh chóng; Giầy và thiết bị bảo hộ không phù hợp với môn thể thao.
Một số chấn thương thể thao phổ biến có thể kể đến là:
Gãy xương: có thể xảy ra khi có lực tác động đột ngột vào xương.
Rách sụn: Sụn là một chất giảm xóc cứng cáp nhưng linh hoạt, bao bọc và bảo vệ các đầu của một số xương. Chấn thương sụn có thể xảy ra ở các khớp như đầu gối và vai của bạn.
Chấn thương sọ não: Chấn thương sọ não do bị va đập vào đầu, hoặc té ngã.
Trật khớp: Trật khớp xảy ra khi đầu xương di chuyển ra khỏi vị trí bình thường trong khớp.
Viêm gân: Viêm gân xảy ra khi các mô kết nối cơ với xương (gân) bị sưng và viêm. Nguyên nhân là do các chuyển động lặp đi lặp lại theo thời gian. Một ví dụ là bệnh viêm gân bánh chè.
Bong gân: Bong gân xảy ra khi dây chằng bị căng quá mức hoặc rách. Dây chằng nối xương và ổn định khớp. Những chấn thương này có thể nhẹ hoặc nặng và thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối và cổ tay của bạn.
Căng cơ: Căng cơ xảy ra khi bạn căng cơ quá mức và nó bị căng hoặc rách. Ví dụ: căng cơ gân ở bắp chân , căng cơ lưng và căng cơ bụng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương thể thao phụ thuộc vào loại chấn thương. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: đau, nhức, bầm tím, biến dạng. Chẳng hạn như xương hoặc khớp bị lệch khỏi vị trí; giảm phạm vi chuyển động; không có khả năng chịu trọng lượng ở hông, chân hoặc bàn chân; khó di chuyển một bộ phận cơ thể một cách bình thường.
Chẩn đoán chấn thương thể thao thường được thực hiện thông qua việc kiểm tra thể chất với các câu hỏi: điều gì đã xảy ra, triệu chứng của bạn. Tuỳ loại chấn thương, vận động viên sẽ được đề nghị thực hiện việc xét nghiệm hình ảnh với chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI để có chẩn đoán cụ thể.
Việc điều trị chấn thương thể thao cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng. Nhiều chấn thương thể thao sẽ lành sau vài ngày hoặc vài tuần bằng cách nghỉ ngơi tại nhà. Nhưng đối với những chấn thương nghiêm trọng hơn, việc điều trị có thể bao gồm: Cố định bằng bó bột, nẹp, dây đeo hoặc thiết bị y tế hỗ trợ khác. Tiêm để giảm sưng và đau. Thuốc chống viêm theo toa. Phẫu thuật để điều chỉnh gãy xương hoặc sửa chữa các vết rách dây chằng, gân hoặc sụn. Vật lý trị liệu ( phục hồi chức năng) để chữa lành và củng cố các bộ phận cơ thể bị tổn thương.
Có nhiều cách giúp ngăn ngừa chấn thương khi chơi thể thao. Trước tiên, nên chọn các môn thể thao và hoạt động ít nguy hiểm hơn (ví dụ: tránh các môn thể thao liên quan đến va chạm). Không nên chơi cùng một môn thể thao hoặc thực hiện cùng một hoạt động quanh năm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em.
Cơ thể bạn cần sự kết hợp giữa các bài tập aerobic, rèn luyện sức mạnh và sự linh hoạt. Uống nhiều nước trước, trong và sau bất kỳ bài tập nào. Nếu có dấu hiệu mệt mỏi trong quá trình tập luyện, người chơi cần được nghỉ ngơi.
Việc tập luyện cũng cần được bắt đầu từ từ và xây dựng dần dần. Ví dụ: hãy bắt đầu bằng việc đi bộ và dần dần chuyển sang chạy bộ trước khi tham gia một cuộc đua. Giãn cơ trước và sau mỗi buổi tập. Làm nóng trước và hạ nhiệt sau. Mang giày và thiết bị an toàn phù hợp và đảm bảo chúng luôn ở tình trạng tốt.
Cao dán Yaguchi với thành phần chính gồm camphor, menthol, methyl salicylat, giúp giảm đau cơ, đau khớp, đau lưng, bầm tím, bong gân.
Cách dùng: Rửa sạch, lau khô chỗ đau, gỡ bỏ miếng phim và dán lên da vùng bị đau. Cao dán dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi, không dùng quá 3 lần/ngày, mỗi lần không quá 8 giờ và không dùng quá 7 ngày liên tục trên cùng một vị trí đau. Chỉ dùng ngoài da, không được dán lên mắt, mũi, miệng, niêm mạc, vết thương hở, vùng da bị trầy xước. Cần hỏi bác sĩ trước khi dùng nếu bạn bị dị ứng với các loại thuốc dán.
Cát Phương Nam (tổng hợp)