1. Ghi chép lại chi phí
Bước đầu tiên để bắt đầu tiết kiệm tiền là tính xem bạn cần chi tiêu bao nhiêu. Theo dõi tất cả khoản chi của bạn, từ tiền cà phê, cho tới đồ gia dụng, tiền boa.
Sau khi bạn đã có dữ liệu, hãy sắp xếp các con số theo danh mục, chẳng hạn như tiền đi lại, tiền thực phẩm, tiền trả nợ, sau đó tính tổng từng hạng mục. Sử dụng thẻ tín dụng và bảng sao kê ngân hàng để đảm bảo rằng bạn tính toán chính xác - và đừng quên bất kỳ thông tin nào.
Mẹo: Hãy tìm một công cụ theo dõi chi tiêu miễn phí để giúp bạn bắt đầu thực hiện.
2. Ngân sách tiết kiệm
Khi bạn đã biết những khoản mình phải chi tiêu trong một tháng, bạn có thể bắt đầu sắp xếp các khoản chi trong kế hoạch thành một ngân sách khả thi.
Ngân sách của bạn cần phải được cân đối với thu nhập. Đừng quên tính đến các khoản chi phí xảy ra thường xuyên nhưng không phải hàng tháng, chẳng hạn như bảo dưỡng xe hơi.
Mẹo: Bạn nên có một danh mục tiết kiệm - mục tiêu tiết kiệm 10-15% thu nhập của bạn.
3. Tìm cách cắt giảm chi tiêu
Nếu chi tiêu của bạn quá nhiều khiến bạn không thể tiết kiệm được nhiều như mong muốn, có thể đã đến lúc phải cắt giảm. Hãy xác định những khoản không cần thiết, những thứ mà bạn có thể chi tiêu ít hơn, chẳng hạn như giải trí và ăn uống. Hãy tìm cách để tiết kiệm các chi phí cố định hàng tháng như ti vi, điện thoại di động.
Dưới đây là một số ý tưởng để cắt giảm chi phí hàng ngày:
- Tìm kiếm các sự kiện cộng đồng để lựa chọn những sự kiện miễn phí hoặc chi phí thấp nhằm giảm chi tiêu cho hạng mục giải trí.
- Hủy đăng ký tư cách thành viên ở những hội nhóm mà bạn không sử dụng, đặc biệt nếu chúng tự động gia hạn.
- Cam kết chỉ đi ăn ngoài một lần mỗi tháng và thử những địa điểm được xếp vào danh mục "đồ ăn rẻ".
- Hãy tạo cho mình một “khoảng thời gian giải nhiệt”: Khi bị cám dỗ bởi một giao dịch mua bán không cần thiết, hãy trì hoãn một vài ngày. Bạn có thể vui mừng khi cảm thấy không cần đến nó nữa.
4. Đặt mục tiêu tiết kiệm
Một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm tiền là đặt mục tiêu. Bắt đầu bằng cách nghĩ xem bạn có thể muốn tiết kiệm để làm gì - có lẽ bạn sắp kết hôn, lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hoặc tiết kiệm để nghỉ hưu. Sau đó, tìm ra số tiền bạn cần và bạn có thể mất bao lâu để tiết kiệm.
Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn:
Ngắn hạn (1-3 năm)
Quỹ khẩn cấp (3-9 tháng chi phí sinh hoạt, đề phòng)
Kỳ nghỉ
Trả trước cho một chiếc xe hơi
Dài hạn ( từ 4 năm trở lên)
Mua nhà hoặc tu sửa
Giáo dục cho con cái
Nghỉ hưu
Nếu bạn đang tiết kiệm cho việc nghỉ hưu hoặc cho con cái học hành, hãy cân nhắc chuyển số tiền đó vào tài khoản đầu tư. Mặc dù các khoản đầu tư đi kèm với rủi ro và có thể mất tiền, nhưng đó cũng là một cơ hội tốt khi thị trường phát triển và có thể phù hợp.
Mẹo: Đặt mục tiêu ngắn hạn nhỏ. Khi đạt được những mục tiêu nhỏ, hãy tận hưởng phần thưởng thú vị mà bạn đã tiết kiệm được. Nó có thể mang lại cho bạn một động lực về tâm lý, khiến cho việc tiết kiệm hiệu quả hơn và củng cố thói quen.
5. Lựa chọn các ưu tiên
Hãy nhớ rằng các mục tiêu dài hạn không nên làm ảnh hưởng tới các nhu cầu ngắn hạn.
Mẹo: Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu tiết kiệm để có ý tưởng rõ rang về việc cần làm gì.
6. Tự động tiết kiệm
Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ chuyển khoản tự động giữa tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm. Bạn có thể chọn thời điểm, số tiền và địa điểm chuyển tiền hoặc thậm chí chia nhỏ khoản tiền, gửi trực tiếp một phần lương chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm của bạn.
7. Xem khoản tiết kiệm của bạn tăng lên từng ngày
Hãy nhớ xem lại ngân sách và kiểm tra tiến độ hàng tháng. Điều này không chỉ giúp bạn bám sát kế hoạch tiết kiệm cá nhân mà còn giúp bạn xác định và khắc phục các vấn đề một cách nhanh chóng.
10 mẹo chi tiêu của vợ giúp gia đình tiết kiệm được 6,2 triệu/tháng
3 tháng nay, kể từ khi được 1 người bạn hướng dẫn, người vợ trẻ đã quyết định sống tối giản và hướng cả gia đình cùng thực hành tiết kiệm. Kể từ đó, mỗi tháng chị tiết kiệm được 6,2 triệu đồng.
Đăng Dương (Theo Better Money Habits)