“Trọn bộ bí kíp” gồm 7 bước được hướng dẫn chi tiết, giúp các bà nội trợ dọn bếp nhanh chóng và sạch sẽ.

Đa số các bà nội trợ đều cảm thấy ngán ngẩm khi bắt đầu dọn bếp. Đây thực sự là một nhiệm vụ dễ làm người ta cảm thấy nản chí, khi mà có quá nhiều thứ cần phải được thu xếp và làm sạch. Đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ gửi đến bạn “bộ bí kíp” vệ sinh nhà bếp gồm 7 bước cực nhanh.

Bước 1: Vệ sinh bếp

{keywords}

Bếp gồm 2 loại bếp ga và bếp điện. Qui trình chùi rửa ở hai loại bếp này gần như giống nhau. Hãy để cho dây đốt nóng thật nguội rồi nhẹ nhàng gỡ bỏ, lau chùi bằng nước ấm với xà phòng.

{keywords}

{keywords}

Vệ sinh bề mặt bếp: Sử dụng miếng bọt biển và xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ bám lâu ngày trong quá trình nấu nướng.

{keywords}

Khéo léo tháo gỡ các nút điều khiển và vệ sinh trong bồn rửa với nước ấm pha xà phòng loãng. Tránh sử dụng loại xà phòng có chất ăn mòn hoặc chứa ammonia trong thành phần.

{keywords}

Vệ sinh hệ thống hút mùi bằng vải ẩm và xà phòng, sau đó lau sạch, để khô ráo. Công đoạn này giúp cho bộ lọc khói hoạt động thông suốt hơn.

Bước 2: Làm sạch lò vi sóng

{keywords}

Tháo vỉ ra khỏi lò vi sóng, ngâm với nước ấm và xà phòng trong vài giờ để việc chùi rửa chất bẩn dễ dàng hơn. Dùng một miếng cọ rửa để vệ sinh sạch sẽ. Cứ mỗi vài tháng nên vệ sinh lò vi sóng một lần. Hỗn hợp làm sạch hiệu quả được tạo thành từ ¼ chén muối, ¾ chén baking soda và ¼ chén nước. Che những bộ phận bằng kim loại với giấy bạc để tránh bị hư hại bởi hỗn hợp.

{keywords}

Dùng cọ mềm quét đều hỗn hợp bên trong lò vi sóng, để sau vài giờ rồi dùng giẻ ẩm lau sạch, đợi cho khô ráo.

Bước 3: Dọn dẹp tủ lạnh

{keywords}

Mang những thứ có trong tủ lạnh ra ngoài, tiến hành phân loại thực phẩm. Nhanh chóng ném vào thùng rác món đồ đã quá hạn hay thức ăn bốc mùi.

{keywords}

Nhúng miếng bọt biển vào hỗn hợp gồm baking soda và nước, lau chùi kỹ lưỡng bên trong tủ lạnh cũng như các ngăn kệ rời, hộc đựng của tủ.

{keywords}

Lấy một miếng giẻ sạch nhúng vào trong nước, lau sạch lượng hỗn hợp còn đọng lại sau giải pháp baking soda. Dùng khăn thật khô lau thêm lần nữa.

{keywords}

Nếu tủ lạnh liên tục có mùi hôi thì hãy mở một hộp baking soda và để vào kệ giữa của tủ lạnh. Nó sẽ hấp thụ mùi, giúp tủ luôn sạch sẽ và tươi mới.

{keywords}

Đối với khu vực tủ đá: Bạn nên kiểm tra các hộp đựng thực phẩm đừng tiếc rẻ khi loại bỏ những thứ đã hết hạn sử dụng.

{keywords}

Tiến hành pha hỗn hợp vệ sinh. Công thức khá đơn giản, gồm 1 cốc nước, 1 thìa xà phòng, 1 thìa dấm trắng rồi lắc đều để chúng kết hợp với nhau.

{keywords}

Cho hỗn hợp thu được vào một bình xịt rồi phun đều lên bề mặt tủ đá. Bạn cũng có thể thay thế bình xịt bằng giẻ sạch hoặc miếng bọt biển. Sau khi đã nhẹ nhàng vệ sinh từng ngóc ngách, dùng khăn giấy lau khô một lần nữa. Cắm điện trở lại và đặt các thực phẩm cần làm đông vào tủ.

Bước 4: Làm sạch tủ kệ và mặt bếp

{keywords}

Cho dù tủ kệ của bạn chứa thực phẩm khô, đồ dùng nhà bếp hay bánh kẹo,… thì cũng nên dành ra một ngày cố định trong mỗi tuần để làm sạch chúng. Vứt bỏ những mặt hàng đã quá lâu rồi bạn không dùng đến, dùng khăn ướt lau kỹ càng ở mặt trên, mặt dưới và hai bên tủ để loại bỏ bụi bẩn hay vụn bánh mì,…

{keywords}

Vệ sinh mặt trước của tủ: Trên thực tế, đây là nơi rất dễ bám bụi bẩn cũng như các loại dầu mỡ trên bề mặt trong quá trình bạn vừa nấu nướng vừa sử dụng tủ. Rất đơn giản, chỉ cần lấy giẻ ướt lau nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, sau đó dùng khăn khô lau lại lần nữa nhằm tránh để lại vết trên mặt cửa. Nếu là tủ gỗ, bạn hãy xem xét việc sử dụng dung dịch dành riêng cho vật liệu này.

{keywords}

Sau khi nấu ăn xong, hãy nhanh chóng sử dụng một miếng bọt biển cùng xà phòng để lau chùi bệ bếp, sau đó lau khô bằng giẻ hoặc khăn giấy. Bạn cũng có thể đầu tư các chai nước tẩy rửa chuyên dụng, kể cả chai xịt chống vi khuẩn để vệ sinh nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nhớ lưu ý đến từng vật liệu của bề mặt bệ để chọn loại phù hợp.

Bước 5: Vệ sinh bồn rửa bát

{keywords}

Trước khi làm sạch bồn, các bà nội trợ hãy “xử lý” tất cả các loại chén bát, ly tách dơ. Thật tồi tệ khi bạn phát hiện ra bồn rửa sau khi đã vệ sinh sáng bóng là một đống chén đĩa đang “xếp hàng” chờ được rửa!

{keywords}

Để tránh sự phát triển của nấm mốc hoặc vết bám lâu ngày của nước rửa chén, hãy dùng miếng bọt biển lau chùi thật kỹ bên trong bồn rửa bằng nước ấm với xà phòng. Bạn nhớ là hãy lau dọc theo các cạnh của bồn rồi đi mới xuống mặt đáy.

{keywords}

Đừng bỏ qua vòi nước của bồn rửa. Dùng một chiếc bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp nước nước ấm và xà phòng, chà xát nhẹ nhàng để làm sạch từng ngóc ngách của vòi và các phần xung quanh nó.

{keywords}

Nếu trong bồn rửa xuất hiện các vết ố hay bị gỉ bẩn thì hãy nhanh chóng loại bỏ chúng bằng dung dịch tự chế đơn giản. Công thức chỉ gồm 1 phần nước và 1 phần dấm trắng, nhúng giẻ sạch vào hỗn hợp và nhẹ nhàng lau chùi. Rửa sạch lại lần nữa và để khô tự nhiên.

{keywords}

Nếu bồn rửa của bạn bị tắc nghẽn, hãy sử dụng mẹo nhỏ sau: Đổ dấm trắng vào khay làm đá, để vào tủ đông, sau đó lấy “viên dấm” đặt vào lỗ thoát nước rồi dùng nước sôi đổ vào. Lặp lại hàng tuần để loại bỏ chất thải ẩn giấu bên trong.

Bước 6: Chùi rửa thiết bị gia dụng

{keywords}

Tiếp tục dùng nước ấm, xà phòng và miếng bọt biển để lau chùi lò vi sóng. Đối với các vết bẩn khá “cứng đầu”, sử dụng hỗn hợp 2 muỗng canh baking soda cùng ¼ lít nước. Rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng giẻ.

{keywords}

Đối với các thiết bị gia dụng nhỏ hơn như máy xay sinh tố, máy pha cà phê, máy đánh trứng, máy nướng bánh,… thì bạn nên tham khảo cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm để có cách vệ sinh phù hợp. Cẩn thận với phần điện của từng loại thiết bị.

{keywords}

Trong quá trình làm vệ sinh, sẽ có lúc bạn cần tháo rời từng phần đế, phần thân nhựa, phần nắp… của các thiết bị để lau chùi riêng. Hãy chắc chắn sau khi được chùi rửa và lau khô, chúng sẽ không bị lắp đặt nhầm lẫn với các bộ phận của loại thiết bị khác.

Bước 7: Kết thúc quá trình vệ sinh

{keywords}

Dùng chổi quét và ky hốt rác để thu dọn sạch sẽ tất cả những bụi bẩn, rác thải,… vương vãi trên sàn bếp sau các bước vệ sinh ở trên.

{keywords}

Sử dụng cây lau nhà và xô nước đã hòa xà phòng để lau chùi sàn bếp sau bước dùng chổi quét, lặp lại 2 - 3 lần. Có thể chọn những loại nước lau sàn có sẵn trên thị trường với nhiều mùi hương, cho bếp sáng bóng và thơm ngát.

{keywords}

Dọn dẹp tất cả các loại xô, thau chậu, bình xịt, găng tay cao su, chổi quét, ky hốt rác,… vào lại đúng vị trí. Một khi bạn đã hoàn thành các công đoạn vệ sinh bếp thì nên cất giấu chúng thật gọn gàng để tránh vướng víu.

{keywords}

Cuối cùng là công đoạn đổ rác. Dĩ nhiên rồi, không bà nội trợ nào muốn nhìn thấy một chiếc thùng đầy rác trong căn bếp vừa được làm sạch, thơm tho sáng bóng. Rửa sạch thùng rác, dốc ngược, để khô, sau đó dùng một túi nilon mới đặt vào bên trong thùng để sử dụng.

(Theo WikiHow/Trí thức trẻ)