Triển lãm giới thiệu 66 tác phẩm đa dạng về thể loại và chất liệu của 55 tác giả, sáng tác trong giai đoạn từ năm 1954 đến 2010, được trưng bày theo hai hình thức truyền thống và trình chiếu.

Nắng Tháng Năm.Quách Phong.Bột màu.1975.jpg
Tác phẩm "Nắng tháng 5" của Quách Phong.

Bằng những cảm nhận và cách thể hiện riêng, các nghệ sĩ đã dành trọn tâm sức để tạo nên các tác phẩm có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và tính nhân văn sâu sắc về truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nam Kỳ 1940.Huỳnh Văn Gấm.Sơn mài.1960.jpg
Tác phẩm "Nam kỳ 1940" của Huỳnh Văn Gấm. 

Triển lãm sẽ đưa người xem tới từng thời kỳ của đất nước từ khi Bác Hồ - người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước đến những cuộc đấu tranh giành độc lập, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và hòa bình thống nhất non sông, xây dựng đất nước và công cuộc đổi mới. 

Chia sẻ về tác phẩm Chiến thắng từng giành huy chương Bạc tại triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1985, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh đây là một bản hùng ca ghi lại những dấu ấn tiêu biểu của cuộc kháng chiến và khát vọng hòa bình mãnh liệt của dân tộc.

7542cb6789fd35a36cec.jpg
Tác phẩm "Chiến thắng" của Nguyễn Thanh Châu.

Với ngôn ngữ hội họa đậm chất hiện thực cách mạng, từng chi tiết trong tranh được sắp xếp một cách chặt chẽ và hài hòa, tạo nên bố cục đa tầng, nơi chiến tranh và hòa bình, bạo lực và giải phóng đối lập nhưng lại bổ sung lẫn nhau, làm nổi bật thông điệp nhân văn sâu sắc.

Bằng cách sử dụng khéo léo thủ pháp đồng hiện, tác giả đã tái hiện lại những biểu tượng của bạo lực và áp bức: máy chém, xe tăng, súng ống - đại diện cho chiến tranh và bạo tàn.

Giữa bối cảnh ấy, hình tượng những con người kiên cường hiện lên với bàn tay siết chặt, ánh mắt quyết tâm, thể hiện ý chí phản kháng mãnh liệt. Không dừng ở việc tái hiện thực tế khốc liệt, bức tranh còn mở ra những tia sáng của hy vọng với hình ảnh chim bồ câu trắng, bóng bay nhiều màu sắc cùng những khuôn mặt tràn đầy niềm tin như một lời khẳng định rằng hòa bình và thống nhất luôn là đích đến cuối cùng của dân tộc.

"Tác phẩm không chỉ như một thước phim tái hiện lịch sử đấu tranh đầy hào hùng mà còn là lời kêu gọi mãnh liệt về sự đoàn kết, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất, gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về giá trị của tự do, hòa bình và khát vọng xây dựng tương lai tươi sáng", thạc sĩ Nguyễn Hoàng Long chia sẻ.

Triển lãm kéo dài hết ngày 27/2/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Điện Biên Phủ trên không.Lê Đình Quỳ.Sơn mài.2000.jpg
Tác phẩm "Điện Biên Phủ trên không" của Lê Đình Quỳ. 

Ảnh: T.Lê

Năm Ất Tỵ ngắm tranh rắn nở hoaBỏ qua đặc tính tự nhiên và đặc tính tâm linh truyền thống của loài rắn, hoạ sĩ Đinh Hữu Việt biến loài vật này có đủ màu sắc từ hồng, xanh, đỏ... tới tranh rắn nở hoa.