Ngọn núi đứng một mình mà Triều Tiên sử dụng để thực hiện 5 vụ thử hạt nhân gần đây nhất, có nguy cơ đổ sập và gây rò rỉ phóng xạ khắp khu vực.

Đó là cảnh báo của một nhà khoa học Trung Quốc, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.

{keywords}

Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo ngọn nằm phía trên bãi thử bom hạt nhân của Triều Tiên có nguy cơ bị sập và gây rò phóng xạ khắp khu vực. (Ảnh: DigitalGlobe)

Bãi thử kể trên cũng là nơi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch, còn gọi là bom khinh khí hoặc bom H, vào trưa ngày 3/9 vừa qua.

Bằng cách đo đạc và phân tích những cơn dư chấn do các vụ nổ gây ra, nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, nói họ tin chúng đều được thực hiện dưới cùng một ngọn núi ở bãi thử Punggye-ri. Nhóm nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm địa vật lý và dư chấn đưa ra tuyên bố này trong một thông cáo đăng trên trang web của họ hôm 4/9. Trưởng nhóm, nhà địa vật lý Wen Lianxing cho biết, dữ liệu thu thập từ hơn 100 trung tâm giám sát động đất ở Trung Quốc cho thấy sai số chưa đầy 100m.

Wang Naiyan, cựu Chủ tịch Hiệp hội Hạt nhân Trung Quốc và là nhà nghiên cứu cấp cao về chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, nhận định rằng, nếu những kết quả mà nhóm Wen Lianxing đưa ra là đáng tin cậy thì có nguy cơ xảy ra một thảm họa môi trường khủng khiếp. Theo ông, thêm một vụ thử nữa có thể khiến cả quả núi hổng thành hang, để lại một khoảng trống lớn mà từ đó phóng xạ có thể thoát ra rồi rò rỉ khắp khu vực, trong đó có Trung Quốc.

"Chúng ta gọi đó là 'sập mái'. Nếu ngọn núi sập và cái hang lộ ra, thì nó sẽ nhả ra nhiều thứ tồi tệ", ông Wang mô tả.

{keywords}

Vụ nổ hôm 3/9 đã kéo theo trận động đất 8 phút sau đó, và các nhà quan chức về địa chấn của Trung Quốc cho rằng đó là sụt đất do vụ nổ gây ra.

Theo ông Wang, không phải tất cả các quả núi đều phù hợp để thử bom hạt nhân, và đỉnh núi phải rất cao còn sườn tương đối phẳng. Dựa trên thực tế Triều Tiên chỉ có một diện tích đất hạn chế, lại mang suy nghĩ nhạy cảm về chương trình hạt nhân nên nước này không có nhiều núi để lựa chọn.

Ngọn núi ở bãi thử Punggye-ri trụ được bao lâu còn phụ thuộc vào điểm Triều Tiên đặt các quả bom, theo ông Wang. "Nếu các quả bom được đặt ở đáy các đường hầm khoan thẳng đứng thì vụ nổ sẽ gây ít thiệt hại hơn", ông nói. Tuy nhiên, các đường hầm thẳng đứng vừa rất khó xây vừa tốn kém. Nó cũng không dễ đặt cáp và các thiết bị cảm biến để thu thập dữ liệu vụ nổ. Còn các đường hầm nằm ngang xuyên vào tâm núi thì nguy cơ nổ thủng chóp sẽ rất cao.

Bên cạnh đó, kích cỡ ngày càng lớn của các quả bom hạt nhân mà Triều Tiên phát triển cũng khiến cho việc “bay chóp” núi càng dễ xảy ra. "Một quả bom 100 kiloton là tương đối lớn. Chính phủ Triều Tiên nên dừng các vụ thử vì họ tạo ra một mối nguy hiểm khủng khiếp, không chỉ với đất nước mình mà còn với cả các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc", ông Wang bình luận.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng cho rằng cũng có thể những tính toán của nhóm Wen không chuẩn. Bởi, các sóng dư chấn di chuyển với tốc độ khác nhau qua các địa hình khác nhau, vì vậy không dễ dự đoán chính xác dựa trên dữ liệu địa chấn.

Thanh Hảo