Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 6 ngày nghỉ Tết vừa qua, cả nước có hơn 30.000 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm giảm 17,8% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019.

Tuy nhiên có tới hơn 12.000 ca phải nhập viện điều trị, tăng 4,3% so với Tết 2019 và đã có 136 trường hợp tử vong, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, nhiều hơn 9 ca so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019.

{keywords}

Bệnh nhân tai nạn giao thông nặng điều trị tại BV Việt Đức ngày Mùng 5 Tết

Tại BV Việt Đức – BV ngoại khoa hàng đầu tại miền Bắc, theo thống kê, trong suốt kỳ nghỉ lễ vừa qua, số trường hợp vào cấp cứu tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu giảm gần 5 lần, chỉ có 69 ca so với 304 bệnh nhân cùng thời điểm Tết năm ngoái, cho thấy hiệu quả bước đầu của Nghị định 100 khi nâng mức phạt với các trường hợp điều khiển phương tiện có nồng độ cồn.

Dịp Tết năm nay, số trường hợp nhập viện do tai nạn pháo nổ tăng nhưng tai nạn do đánh nhau lại giảm. Cụ thể, trong 6 ngày Tết, có 321 trường hợp khám cấp cứu do pháo nổ, tăng 34 ca so với Tết 2019, ngoài ra có 105 trường hợp cấp cứu do vũ khí, vật liệu nổ khác, 1 ca tử vong do bị bắn.

Về tai nạn đánh nhau, trong 6 ngày nghỉ Tết, có hơn 3.500 ca đến bệnh viện cấp cứu, trong đó 2.622 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 6 trường hợp tử vong, nhiều hơn 6 ca so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi.

Đáng lưu ý, trong dịp Tết, tai nạn do sinh hoạt, lao động khá nhiều với gần 3.000 trường hợp, trong đó có tới 32 ca tử vong.

Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận hơn 2.000 ca ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, Trong đó 515 ca ngộ độc rượu, bia, 415 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, 1 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).

Thúy Hạnh

3 ngày Tết, tử vong do đánh nhau, tai nạn giao thông đều tăng

3 ngày Tết, tử vong do đánh nhau, tai nạn giao thông đều tăng

- 3 ngày Tết, đã có 5 ca tử vong vì đánh nhau trong khi số ca tử vong tai nạn giao thông cũng tăng nhẹ.