Sài Gòn vào mùa này cứ đến giờ tan tầm thì trời mưa lạnh, đường kẹt xe khiến bụng dạ đói meo. Sau một ngày dài đi làm, hãy để bản thân được nạp lại năng lượng bằng những món ăn vặt ấm lòng này nhé!

Cháo lòng

Cháo lòng hay cháo mực là món ăn xế mà có lẽ chiều mưa nào, người Sài Gòn cũng thèm thuồng. Cháo lòng dễ tìm ăn hơn cháo mực, vì lòng heo vốn là nguyên liệu bình dân nên một chiếc xe đẩy rong trong ngõ hẻm cũng sớm trở thành nhân vật quan trọng, đáng trông ngóng.

{keywords} 

Bát cháo lòng chỉ từ 12.000đ nếu bán trên xe đẩy, và có thể lên đến 30 – 50.000đ/tô ở nhiều quán nổi tiếng. Cháo lòng “chuẩn Sài Gòn” hạt gạo trước nhất phải được rang thơm, nấu chín kĩ, với màu nước dùng xám đục đặc trưng, chỉ ngửi thôi cũng làm bụng dạ cồn cào. Trong chiều tan tầm, mưa vẫn rơi nặng và gió thốc lạnh, xì xụp bên bát cháo nóng hổi, với tí ớt đỏ cay cay, vừa ấm vừa ngọt, thì chẳng bao giờ đã cơn thèm.

Nếu bán xe đẩy, lòng heo chỉ vỏn vẹn dồi trường nhồi, phèo, phổi, gan,... thì các quán sang hơn có thể thêm bao tử, tim, cật. Cháo lòng ngon đầu tiên là phải khử được mùi tanh của lòng heo, từ dồi, phèo, cho đến các nguyên liệu khác đều phải sạch, ninh mềm nhưng vẫn còn giữ được độ giòn dai để nhai vào nghe lật sật, vui miệng.

Cháo mực

Cháo mực thì khác, ăn cháo mực nhất thiết phải có tí gừng tươi, tí dấm trắng. Mực nấu cháo phải là mực khô, xé bản to vừa ăn, ninh mềm, nước cháo nấu lỏng vừa phải vì nấu quá đặc sẽ ngấy, mất ngon. Cháo mực gần như không bán dạng xe đẩy, dù giá rất bình dân, chỉ từ 12.000đ/tô. Bạn có thể ăn tại quán cháo mực nổi tiếng trên đường Phó Đức Chính (quận 1 – gần kế bên trường tiểu học Khai Minh), cháo mực Thanh Sơn đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3 – đối diện đại học Kiến Trúc)

{keywords}

{keywords}

Những miếng mực khô ngọt, dầy mình trong tô cháo

Teokbokki

Teokbokki hay món bánh gạo cay, chỉ mới nghe tên đã thấy ấm cả người. Tuy là món ăn vặt “ngoại quốc”, nhưng khoảng 1 – 2 năm trở lại đây, Tokbokki đã xuất hiện nhiều ở các vỉa hè quận trung tâm và có nhiều quán ăn nhỏ, không cần phải vào nhà hàng chuyên các món Hàn mới thưởng thức được.

Với phần nước xốt sệt đặc trưng nóng hổi, cay nồng, phủ đều những thanh bánh gạo dai dai, bạn có thể ăn mãi mà chẳng biết ngấy dưới tiết trời lạnh ướt thế này. Bánh gạo cay có thể tìm ăn ở quán Teobokki trên đường Lý Chính Thắng (quận 3), Lý Thái Tổ (quận 5), Dương Bá Trạc (quận 8), Vĩnh Viễn (quận 10) hay xe đẩy ở đường Hai Bà Trưng (quận 3).

{keywords}

Đa số quán Teokbokki hiện nay đều có ba món bánh gạo đặc trưng là bánh gạo phô mai, lẩu bánh gạo và súp bánh gạo cay. Mỗi loại một kiểu ngon, nóng và cay riêng tuỳ ý thích của bạn. Như bánh gạo phô mai thì khi dọn ra, phủ trên bát bao giờ cũng là một lớp phô mai chảy vừa dày, vừa béo. Lẩu bánh gạo hay súp bánh gạo luôn khiến người ăn phải xuýt xoa, trong cái khói nóng nghi ngút, cái cay nồng, thì dù ngoài đường mưa dông gió giật đến mấy thì cũng thấy sung sướng, yên bụng ấm dạ. Tokbokki bình dân ở các địa chỉ trên chỉ từ 30.000đ/phần ăn đầy đặn và nhanh no, do bánh gạo nhiều tinh bột.

{keywords} 

Phá lấu

Không dễ tìm ăn như lúc trước bởi phá lấu vốn là món ăn cầu kì, chế biến công phu mà giá thành bán ra chẳng thể vượt trên mức bình dân, nên nhiều người bán đã phải bỏ cuộc, nhưng trong ngày mưa lạnh, phá lấu quả là món ăn chuẩn chỉnh.

Phá lấu được chế biến từ lòng bò – lòng heo, gồm phèo, lá sách, lá mía, phổi, gan,... sau khi sơ chế thật sạch để hết mùi tanh nồng, người bán ướp chúng bằng ngũ vị hương cùng nhiều loại gia vị đặc trưng rồi ninh mềm. Những chiếc xe đẩy với nồi nước dùng màu cam sôi lục bục, phía trên xếp chồng những mảng thịt lòng to, tiếng kéo xén lách cách của người bán... tất cả hình ảnh đã in sâu vào mọi thế hệ người Sài thành dù là học sinh hay nhân viên văn phòng.

{keywords}

Chén phá lấu khi đến tay khách, phải còn nóng hổi bốc khói, khách ăn phải thổi phù phù rồi húp lấy nước dùng béo ngậy vị cốt dừa, thơm mùi ngũ vị. Phần thịt lòng dai, bùi, chấm với nước mắm me chua chua để giảm độ ngấy. Cứ tan trường, tan sở, trông trời vừa dứt cơn mưa hay mưa dầm vừa bắt đầu ngớt hạt, ai nấy lại nhanh nhanh dắt xe, chạy đến một hàng phá lấu, cùng trú dưới một cây dù hay chen nhau ngồi ở góc quán nhỏ xíu, chẳng cần bàn mà tay cầm chén phá lấu, xì xụp vừa ăn vừa cười nói, thật là đúng vị Sài Gòn biết bao.

{keywords}

Bạn có thể thưởng thức món ăn đặc trưng Sài thành này ở khu ăn vặt trường marie Curie (quận 3), khu trường Nguyễn Thượng Hiền (quận 11), quán phá lấu Lì đường Sương Nguyệt Ánh (quận 1)....với giá chỉ từ 15.000đ/phần ăn.

Soup cua

Là món ăn xế bình dân và hết sức dễ tìm. Gần như trước cổng tất cả các trường học trong thành phố đều có xe đẩy bán món ăn này. Soup “cua” thường được nấu từ xương gà, với thịt gà xé, óc heo, trứng, nấm, trứng cút... giá bình dân chỉ từ 10.000 đồng/ phần, được bán trong các ly nhựa.

{keywords}

Ly soup nóng ngồi ăn ngay trên xe máy khi trú mưa dưới mái hiên, là món ăn xế lưu động, ấm lòng mà ngon lành. Soup nóng, thơm mùi dầu mè, dấm đỏ, rồi nào là vị tiêu, vị ngò... khiến chẳng mấy chốc ly soup trên tay đã hết veo, trời mưa dù lạnh hay trú mưa có mệt đến mấy, thì “sạc pin” bằng ly soup nóng cũng khiến người ta khoan khoái được nhiều phần.

{keywords}

Nếu dư dả thời gian, hay trời đã dứt cơn mưa dầm, có thể ăn soup chất lượng hơn với trứng bắc thảo, óc heo to, với chỗ ngồi thoải mái hơn ở khu chợ Hồ Thị Kỷ quận 10, hàng soup Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng trên đường Pastuer quận 1. Giá một bát soup tại đây có thể từ 15.000 – 25.000 đồng nhưng đầy đặn hơn hẳn, có cả thịt ghẹ, thịt cua xé nhỏ.

Canh hến

Món ăn mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của người Sài Gòn, nhất là vào mùa mưa lạnh cuối năm thế này. Canh hến đơn giản chỉ có nước dùng, hến và rau răm, thế nhưng có một bát canh như thế để ăn xì xụp trong lúc trời mưa rào thì quả là hàng "cực phẩm".

{keywords}

Nước canh được nấu từ thịt hến, nên ngọt thanh tao, chua nhẹ và thơm nồng vị sả như nước dùng lẩu Thái nhưng dịu hơn. Một bát canh hết vừa cay vừa nóng để ăn trong lúc trú mưa thật ấm áp biết bao, lại còn rất hợp vị các bạn gái vì không lo béo, không có tinh bột, mà vẫn lót dạ tốt cho bữa xế. Vì thế mà món ăn tuy mới xuất hiện ở đường Tôn Thất Thuyết (quận 4), góc bên hông nhà thờ, nhưng đã nổi tiếng khắp nơi, chiều nào cũng chen đầy ghế ngồi. Một phần canh hến có giá từ 15.000 đồng.

(Theo Trí Thức Trẻ)