Viettel luôn coi hạ tầng viễn thông - CNTT là hạ tầng của hạ tầng, là nền tảng để triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 |
Mới đây, Viettel tuyên bố sẽ là nhà mạng tiên phong trong việc nghiên cứu sản xuất và triển khai thử nghiệm công nghệ 5G và coi hạ tầng viễn thông - CNTT là hạ tầng của hạ tầng, là nền tảng để triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy Viettel đã chuẩn bị gì cho xu hướng này?
Đầu tháng 12/2018, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đã phối hợp với đối tác Erricsson bật tính năng NB-IoT, chính thức thử nghiệm 30 trạm phát sóng đầu tiên sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Viettel suốt 2 năm qua. Toàn bộ hệ thống hạ tầng và nền tảng cho IoT của Viettel sẽ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng vào nửa đầu năm 2019. Với dấu mốc này, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam và thuộc Top 70 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai mạng NB-IoT thương mại. Không những thế, Viettel còn nghiên cứu sản xuất thiết bị trạm phát sóng 5G. Viettel đã thành lập nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ 5G từ năm 2015. Viettel đặt mục tiêu đến năm 2019 sẽ hoàn thành chế thử trạm phát sóng 5G phiên bản 1, thử nghiệm mạng lưới trạm 5G vào năm 2020 và sẵn sàng thương mại sản phẩm vào năm 2021.
Viettel cho rằng, NB-IoT là công nghệ phát triển dành cho các thiết bị nhằm hỗ trợ kết nối vạn vật (IoT). Hiện nay, khái niệm khách hàng đã được mở rộng, không chỉ là con người. Khách hàng là vạn vật. Với NB-IoT bạn không chỉ thấy smartphone có thể lướt web, mà cả TV, vòng tay, thiết bị đeo, tủ lạnh và thậm chí cả xe hơi…! Theo ước tính đến năm 2020 có khoảng 20 tỷ thiết bị được gắn cảm biến và được điều khiển thông qua công nghệ NB-IoT, chiếm đến 74% tổng các thiết bị sử dụng trên toàn cầu. Đây là tiền đề để tạo nên một xã hội số đích thực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc triển khai IoT là một minh chứng hiện thực hóa sứ mệnh ấy của Viettel, thể hiện cam kết, nỗ lực của Viettel vì một xã hội thông minh hơn, một Việt Nam hiện đại hơn. NB-IoT chính là công nghệ nâng cấp cho hạ tầng viễn thông hiện tại không chỉ Viettel mà tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đều không thiết kế cho kịch bản kết nối vạn vật IoT.
5G sẽ là trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi sự thâm nhập của Internet vào phân khúc công nghiệp/thương mại ngày càng sâu sắc hơn nhiều với các thiết bị thông minh trang bị cảm biến. 5G công nghệ mới có đủ băng thông để phục vụ cho số lượng thiết bị ngày càng tăng lên này. Công nghệ mạng 5G sẽ là chìa khóa mở ra thế giới Internet của vạn vật. Ngoài việc tốc độ được cải thiện nhanh hơn hàng trăm lần so với công nghệ mạng hiện nay, công nghệ 5G sẽ giảm thiểu đáng kể độ trễ trong lĩnh vực truyền dữ liệu trực tuyến. Sự phát triển của 5G sẽ mang tới khả năng truyền thông tin di động băng rộng với tốc độ rất cao chưa từng có trong lịch sử loài người.
Viettel luôn coi hạ tầng viễn thông - CNTT là hạ tầng của hạ tầng, là nền tảng để triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 |
Để nâng cấp từ 3G lên 4G chúng ta đã phải mất 7 năm, nhưng chỉ cần 2 năm chúng ta đã cần nâng cấp lên NB-IoT và chỉ cần 1 năm để thử nghiệm ngay 5G. Vậy vì sao đối với 5G, chúng ta lại có thể được rút ngắn đến vậy thưa ông?
Hãy nhìn lại vào năm 2010 khi chúng ta chính thức cung cấp 3G, doanh thu giai đoạn này cũng chỉ tập trung vào thoại và SMS. Với nhu cầu cơ bản đó thì hạ tầng viễn thông của Viettel hoàn toàn đáp ứng. Sau 7 năm Viettel triển khai hạ tầng 4G, mục đích đáp ứng xu hướng phát triển của ngành viễn thông khi sự “lên ngôi” của dịch vụ nội dung số, dịch vụ OTT,… lúc này mảng doanh thu truyền thống của các nhà mạng thoại và tin nhắn ngày càng bị giảm. Viettel phải đối mặt sức ép cạnh tranh lớn từ các nhà khai thác dịch vụ quốc tế như Facebook, Viber… hay kể cả từ các OTT nội địa như Zalo, Mocha... 4G sẽ kết thúc thời kỳ “a-lô” vốn là nguồn thu chính của nhà mạng, đồng thời mở ra kỷ nguyên cho các ứng dụng của điện thoại thông minh. Và đến nay là giai đoạn CMCN 4.0, thời kỳ của kết nối vạn vật. Viettel phải nhanh chóng bổ sung công nghệ NB-IoT nếu không bị bỏ lại sau lưng. Đó là lý do vì sao chúng ta cần nhanh chóng triển khai 5G.
Viettel luôn coi hạ tầng viễn thông - CNTT là hạ tầng của hạ tầng, là nền tảng để triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 |
Mới đây, LG đã tuyên bố nghiên cứu 6G. Vậy chúng ta cần làm gì để đón nhận các công nghệ mới trong tương lai?
Công nghệ thì không bao giờ dừng lại, chúng ta không biết tương lai sẽ thế nào. Tuy nhiên, điều đó không phải quan trọng, khi thế giới đưa ra được những công nghệ tiên tiến nhất thì chúng ta cũng rất dễ dàng ứng dụng ngay. Điều cốt lõi của Viettel chính là hạ tầng viễn thông có sẵn với gần 40.000 nhà trạm phủ sóng rộng khắp trong mọi miền đất nước.
Cảm ơn ông!