Half-Life là một trong những tựa game bí ẩn nhất của mọi thời đại. Toàn bộ những sự bí ẩn trong quá trình phát triển và hoàn thiện game cùng với những lý do liên tục những phiên bản tiếp theo của Half-Life bị delay đến khó hiểu…lại chính là lí đo khiến cho trò chơi thêm phần hấp dẫn. Nhà phát triển Valve biết điều này, và thường xuyên chỉ cung cấp những thông tin bên lề và rất ít ỏi trong những ngày cuối cùng trước khi phát hành “đứa con cưng” của mình.

Phiên bản đầu tiên của Half-Life có mặt trên PC vào năm 1998 để rồi phiên bản tiếp theo cuối cùng sau bao lần trễ hẹn cũng được ra mắt năm 2004. Có rất nhiều những chi tiết khó hiểu mà người chơi không thể tự mình giải thích được, như: Easter eggs (Trứng Phục Sinh), Great Lord Newell (Bạo Chúa Newell), con thiêu thần kỳ lạ trong suốt series game,…Và trong bài viết sau đây, GameSao sẽ còn liệt kê thêm 5 thứ còn lạ lẫm hơn nữa kể cả những fan “ruột” của tựa game Half-Life đình đám này.
 

5. Ban đầu, trò chơi có tên là Quiver chứ không phải Half-Life:

Cái tên Half-Life có lẽ là hoàn thiện nhất đối với trò chơi của hãng Valve. Nó không chỉ gợi lên góc nhìn khoa học vốn có của trò chơi, mà còn tạo ra cơ hội cho hãng Valve thiết kế ra một logo tiện lợi và có tính biểu tượng nhất nhì làng game. Thậm chí, biểu tượng của Half-Life còn hấp dẫn và được người chơi nhớ đến hơn nhiều so với hình ảnh người đàn ông đang mặc chiếc áo khoác trong phòng thí nghiệm…

Nhưng ít ai biết rằng, ban đầu trò chơi có tên là “Quiver” khá giống với cách phát âm tên của “Quake”, một tựa game bắn súng nổi đình nổi đám thời điểm bấy giờ. Chỉ sau khi truyện ngắn The Mist của Stephen King được ra đời rồi chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Frank Darabont thì cái tên Quiver ít nhiều bị lung lay và thay bằng Half-Life huyền thoại.

Trong phiên bản đầu tiên của Half-Life, vẫn lưu giữ một bản tham chiếu của Stephen King trong một căn phòng bí mật bằng cách nhập “map c3a2f” trong giao diện điều khiển. Ở đó, bạn sẽ tìm thấy một nhà khoa học đã chết với dãy số “247” được viết bằng máu của chính ông ta…

4. Tất cả các nhân vật trong Half-Life 2 đều được khắc họa từ người thật ngoài đời:

Half-Life 2: Raising The Bar là một tựa game trên cả tuyệt vời dành cho tất cả những người yêu thích trò chơi mà Valve làm ra. Half-Life vẫn giữ được yếu tố vui vẻ ban đầu giống với phiên bản trước, ngoài ra, trò chơi còn cho phép người chơi tự do “mod”, thêm thắt những thứ mình thích thông qua Source engine.

Quay trở lại với phiên bản đầu tiên, hệ thống NPC của Half-Life được thiết kế khá nghèo nàn khi chỉ toàn bộ các nhà khoa học, các nhân viên bảo vệ,…đều chỉ có duy nhất một giọng nói và khuôn mặt giống nhau. Nhưng Half-Life 2 đã thay đổi hoàn toàn điều đó bằng cách trực tiếp “casting” diễn viên để chọn ra được những người phù hợp với nhân vật của mình trong game. Một điều rất thú vị là nhân vật Bác sĩ Eli Vance được tuyển chọn từ chính người đàn ông vô gia cư trên đường phố vì rất hợp với khuôn mặt và dáng người mà Half-Life 2 cần đến.

3. Bị trễ (delay) ngay từ khi mới bắt đầu:

Thật nực cười và khó hiểu khi biết rằng, toàn bộ series game Half-Life luôn bị Valve hoãn vô thời hạn và không rõ khi nào nó mới chính thức được phát hành. Điều này khiến cho những người hâm mộ của series Half-Life thật “không biết đường nào mà lần” vì từ lâu Valve đã úp mở về phần ba của tựa game này. Liệu Valve chỉ mới đang xem xét và nghiên cứu hay đang trêu ngươi người hâm mộ của mình về cái tên Half-Life 3?

Quay trở lại quá khứ, phiên bản đầu tiên của Half-Life là một hành động tương tự của Valve đối với người hâm mộ ở thời điểm hiện tại. Bản demo của Half-Life có mặt tại sự kiện E3 năm 1997 và hứa hẹn sẽ là một tựa game bom tấn với khả năng ném vũ khí đặc sắc của mình…nhưng không hiểu vì lí do tại sao mà nó bỗng dưng mất hút và chỉ chính thức có mặt trên thị trường vào đúng một năm sau?! Rõ ràng, động thái “delay” của Valve dành cho Half-Life là một thứ đã trở thành thương hiệu của họ từ xưa đến nay.

2. Half-Life có một phiên bản arcade tại Nhật Bản:

Thể loại game arcade không được ưa chuộng ở bất cứ đâu trên Thế giới, nó gần như bị tuyệt chủng hoàn toàn từ khi mới xuất hiện cho tới nay…nhưng chỉ ngoại trừ Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc này có một cơn sốt đồng xu để chơi game arcade cực kỳ kinh khủng. Ở nơi nào có máy chơi game arcade, có Street Fighter 2: Tournament Edition thì ở đó sẽ chật ních người chơi. Đó là lí do mà Valve quyết định mạo hiểm tạo ra một phiên bản arcade của Half-Life 2 (gọi tắt là Half-Life 2 Survivor) cùng với hãng Taito (tạo ra game Bubble Bobble nổi tiếng) dành riêng cho thị trường Nhật Bản.

Half-Life 2 Survivor là một trò chơi rất khác so với phiên bản mà bạn đã từng chơi trước đây. Bạn điều khiển nhân vật Freeman bằng hai chiếc cần điều khiển và bàn đạp sàn. Trò chơi có một vài chế độ để người chơi lựa chọn: Story, nơi bạn sẽ đi làm nhiệm vụ theo cốt truyện được nhà phát triển tạo ra; Mission, bạn làm nhiệm vụ tương tự như với chế độ Story nhưng được kèm theo một người chơi nữa; và cuối cùng là Battle, chế độ chơi theo kiểu deathmatch giống hệt với phiên bản gốc của trò chơi.

1.Các zombie đáng sợ hơn bạn tưởng rất nhiều:

Tất nhiên, zombie ở bất cứ trò chơi nào đều đáng sợ nhờ học hỏi khá nhiều phong cách thiết kế từ tựa game kinh điển Resident Evil đã làm được trước đó. Nhưng trong Half-Life, nếu bạn muốn chúng trở nên đáng sợ hơn nữa để thử khả năng chịu đựng của bản thân mình, thì hãy đào sâu vào mã nguồn. Nếu bạn biết cách khai quật những dòng mã có liên quan đến zombie trong trò chơi, khả năng đặc biệt của chúng sẽ được kích hoạt bằng cách la hét: “Biotics… overrun… infestation… move… target… contact!”. Thậm chí, nó còn kinh dị hơn bởi các nhà khoa học khi bị biến đổi thành zombie bắt đầu la hét, rên rỉ, hú lên trong đau khổ và tuyệt vọng: “Oh God… God help me!”… 

 

Bi Vi