Một trong những điều đáng sợ nhất có thể xảy ra khi lái xe ô tô là bị mất phanh. Hiện tượng này dễ làm cho tài xế bị mất kiểm soát, trở nên hoảng loạn, nhất là đối với những người mới tập lái và thiếu kinh nghiệm.

Để tránh việc xe ô tô bị mất phanh cần phải biết nguyên nhân gây ra, có thể là do người lái hoặc do chính hệ thống phanh.

1. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là mất áp suất dầu phanh. Phanh hoạt động được nhờ áp suất thủy lực bên trong hệ thống, do đó, nếu có sự rò rỉ dầu phanh trong đường ống dẫn dầu phanh hay xi lanh phanh thì hệ thống phanh sẽ không có đủ áp lực để thực hiện việc giảm tốc.

Khi xảy ra rò rỉ nghiêm trọng, đèn báo lỗi phanh sẽ sáng lên để cảnh báo cho bạn và chiếc xe sẽ không an toàn khi vận hành trong tình trạng này.

{keywords}
Nếu rỉ dầu phanh hệ thống phanh sẽ không có đủ áp lực để thực hiện việc giảm tốc.

2. Kiểm tra bình chứa dầu phanh, nếu mực dầu quá thấp nghĩa là đã có rò rỉ dầu phanh nghiêm trọng, cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống phanh để tìm ra nơi bị rò rỉ và khắc phục. Rò rỉ có nhiều nguyên nhân nhưng nếu mực dầu phanh quá thấp chứng tỏ phớt cao su làm kín trong hệ thống phanh bị vỡ hoặc đường ống dẫn dầu bị gỉ.

Các đường ống phanh được làm bằng đồng và có thể bị ăn mòn nhanh ở một số chỗ đặc biệt, sau một thời gian sẽ bị mài mòn và có chất lượng kém hơn những chỗ khác trên ống dầu, do đó dầu phanh sẽ bị rò rỉ và xe có thể bị mất phanh.

{keywords}
Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp.

3. Nếu bạn đạp phanh nhưng tác dụng không mấy hiệu quả thì có thể là có không khí trong hệ thống. Lúc này bạn cần xả gió hệ thống phanh để loại bỏ các bọt khí. Đôi khi cũng có thể là do piston bên trong xi lanh chính bị hỏng.

4. Nguyên nhân khác có thể gây mất phanh là do bộ điều khiển ABS bị lỗi. Do sự rò rỉ nên áp suất bên trong giảm và không thể truyền hết được áp lực phanh khi đạp phanh.

Chất bẩn bên trong dầu phanh cũng có thể đi vào bộ điều khiển và ngăn không cho van nạp-xả đóng mở khiến cho phanh bị hỏng.

{keywords}
Khi bộ điều khiển ABS bị lỗi đèn sẽ cảnh báo.

5. Nguyên nhân mất phanh cũng có thể do tài xế gây ra, đó là đạp phanh liên tục trong thời gian dài (thường xảy ra khi xe đổ dốc trên đường đèo) làm cho bố phanh bị cháy dẫn đến phanh hoạt động kém hiệu quả.

Để tránh điều này, người lái không nên rà phanh trong một thời gian dài, thay vào đó có thể sử dụng động cơ để giảm tốc độ của xe (bằng cách gài về số thấp).

{keywords}
Khi xe đổ dốc trên đường đèo, người lái không nên rà phanh trong một thời gian dài.

(Theo Báo Nghệ An)

Kinh nghiệm 'giữ mạng sống' khi ôtô đổ đèo bị mất phanh

Kinh nghiệm 'giữ mạng sống' khi ôtô đổ đèo bị mất phanh

Điều kiện “sống còn” để đối mặt với tình huống ôtô mất phanh khi đổ đèo chính là tài xế phải giữ được sự bình tĩnh.

Xe khách mất phanh: Nỗi ám ảnh chết chóc

Xe khách mất phanh: Nỗi ám ảnh chết chóc

Liên tục xảy ra những vụ ô tô chở khách đổ đèo dốc tại khu vực Tây Nguyên bị mất phanh, gây tai nạn kinh hoàng. Điều này báo động về vấn đề an toàn khi tham gia lưu thông tại các đường đèo dốc cao.

Làm gì khi xe ô tô mất phanh khi đổ đèo?

Làm gì khi xe ô tô mất phanh khi đổ đèo?

Trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh, tắt chìa khóa xe, nhả chân ga, chân côn từ từ, trả về số thấp...

12 thói quen lái ô tô nguy hiểm khiến bạn rất dễ gặp tai nạn

12 thói quen lái ô tô nguy hiểm khiến bạn rất dễ gặp tai nạn

12 thói quen lái xe ô tô không an toàn dưới đây được liệt kê tại Ấn Độ - đất nước có tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất trên thế giới.

Vụ tai nạn giữa trưa vắng khiến dân mạng không biết "gán lỗi" cho ai

Vụ tai nạn giữa trưa vắng khiến dân mạng không biết "gán lỗi" cho ai

Cú đâm vuông góc gây ra vụ tai nạn bất ngờ, trong đó một chiếc ô tô bán tải bị lật ngang giữa đường, hiện chưa rõ thương vong.

Tài xế ô tô mở cửa bất cẩn gây tai nạn kinh hoàng

Tài xế ô tô mở cửa bất cẩn gây tai nạn kinh hoàng

Tài xế ô tô mở cửa xe không quan sát khiến người đàn ông điều khiển xe máy chạy song song bị va đập, ngã vào gầm xe tải. Rất may, tài xế xe máy chỉ bị xây xát nhẹ.