Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tiềm năng nhất trong khu vực với mức tăng trưởng 2 con số.

Đại dịch Covid -19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Động lực tăng trưởng của TMĐT đến từ người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn. Trong đó, khu vực ngoài thành thị chiếm tỷ trọng lớn.

Trước xu hướng này, nhiều địa phương đã xây dựng các sàn TMĐT riêng để thúc đẩy giao thương, giúp nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn.

{keywords}
Sàn TMĐT, du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Vân Anh)

Theo thông tin từ Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2022 (do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam -VECOM phát hành), tính đến tháng 3/2022 đã có 44 tỉnh thành trong số 63 địa phương xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử. Hầu hết trong số này sử dụng tên miền quốc gia .vn.

Cụ thể, theo thống kê có đến 75% các sàn TMĐT đều sử dụng tên miền quốc gia .VN, 25% còn lại sử dụng tên miền quốc tế. 

Theo đánh giá, tên miền .VN vượt trội do các sàn TMĐT địa phương đều hướng đến khách hàng trong nước, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Mặt khác, do đặc thù ưu tiên về khu vực địa lý của những công cụ tìm kiếm (Google, Bing…) nên các website đăng ký tên miền .vn có lợi thế về SEO, bởi vậy mang đến giá trị tìm kiếm cao hơn khi người dùng có địa chỉ IP trong nước.

Năm 2021 nhu cầu dịch chuyển sang môi trường kinh doanh trực tuyến tăng mạnh,  Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cùng hệ thống nhà đăng ký tên miền .vn đã triển khai chương trình chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến với các dịch vụ số sử dụng tên miền .VN tại nhiều địa phương như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Hậu Giang, Lâm Đồng… Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia chương trình đều được tư vấn để xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến phù hợp với website tên miền .vn.

Chỉ tiêu về tên miền quốc gia .vn chiếm trọng số cao trong nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT - 1 trong 3 trụ cột để đánh giá Chỉ số TMĐT tại các địa phương. Theo VECOM, trong nhiều năm liền, Hiệp hội này luôn đánh giá vai trò của tên miền đối với việc phát triển TMĐT. Tên miền cũng được coi là tiền đề giúp doanh nghiệp bước đầu xây dựng website kinh doanh và thương hiệu riêng trên môi trường trực tuyến. Mức độ sử dụng các giải pháp thanh toán điện tử cũng được coi là một hạ tầng thiết yếu cho kinh doanh trực tuyến.

Duy Vũ 

Hà Nội bứt tốc, rút ngắn khoảng cách với TP.HCM trong xếp hạng chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội bứt tốc, rút ngắn khoảng cách với TP.HCM trong xếp hạng chỉ số thương mại điện tử

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ làn sóng thứ hai. Năm 2021, quy mô thương mại điện tử đạt 16 tỷ USD.