Không giấu nổi niềm vui trong ngày gắn biển tên cầu Cẩm Giang, chị Cao Thu Thảo, giáo viên trường mầm non trong xã cho biết, nhờ có cây cầu mới mà việc đi lại của bà con trong xã thuận tiện, an toàn hơn.

“Trước đây chưa có cầu Cẩm Giang, mỗi lần muốn sang thị trấn Cẩm Thuỷ và các vùng lân cận, người dân phải đi đường bộ hơn 10km qua hai xã Cẩm Tý và Cẩm Phong hoặc đi đò qua sông Mã.

Nhưng nay có cầu xây dựng kiên cố bắc qua sông, việc đi lại của hơn 400 hộ dân trong xã rất thuận tiện, chỉ đi gần 3km là có thể tới thị trấn”, chị Thảo nói.

{keywords}
Có cầu Cẩm Giang việc đi lại của người dân trong xã thuận tiện hơn

Chị chia sẻ thêm, có cầu Cẩm Giang đời sống của người dân sẽ được cải thiện. Điều chị và nhiều người dân trong xã thấy an tâm nhất là việc đi lại học tập của các con em sẽ an toàn và thuận tiện hơn nhiều.

{keywords}
Người dân trong xã Cẩm Giàng vui như Tết ngày cầu xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng

Có mặt trên cây cầu bê tông cốt thép kiên cố, bà Nguyễn Thị Minh (80 tuổi, thôn Phú Lai) vui vẻ cho biết, Tết này bà sẽ nhờ con cháu chở xe máy sang thị Trấn chơi với anh em họ hàng mà không phải ngồi thuyền vượt sông vất vả như mọi năm.

{keywords}
Bà Minh (đeo kính) vui mừng ngày cầu Cẩm Giàng hoàn thành được tổ chức gắn biển 

Chờ ngày thất nghiệp suốt 33 năm

Trong ký ức của người dân xã Cẩm Giang, hình ảnh đò phao đưa người qua sông gắn liền với nỗi lo lật đò gây tai nạn thương tâm.

{keywords}
Khi cầu Cẩm Giang chưa xây dựng hoàn thành người dân trong xã vẫn phải đi phà qua sông

Ông Cao Văn Mạnh, ở xã Cẩm Giang - người lái đò đưa người dân qua sông suốt 33 năm cho biết, khi có cầu ông chính thức “thất nghiệp”.
 
“Tôi mong ngày thất nghiệp lâu lắm rồi nhưng bây giờ mới thành hiện thực. Có cầu mới dân không còn lo đi đò qua sông, cũng không còn bị ám ảnh bởi những vụ tai nạn lật đò chết người nữa”, ông Mạnh nói.

{keywords}
Ông Mạnh vui mừng ngày cầu Cẩm Giàng thông xe cũng là ngày ông được "thất nghiệp"

Ông Mạnh cho biết, có nhiều vụ đò phao đứt cáp bị lũ cuốn gây chết người rất đau thương. Điển hình là vụ đứt cáp chìm đò năm 1997 khiến 2 học sinh tử vong, trong đó một cháu đến nay vẫn chưa tìm thấy xác.

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thuỷ Phạm Viết Hoài cho biết, có 10 người chết vì tai nạn lật đò, chìm phà khi cầu Cẩm Giang chưa được xây dựng. Bây giờ có cầu mới rồi đi lại thuận tiện nên ai nấy đều vui mừng.
 
Ông Hoài tin tưởng, khi cầu nối liền với thị trấn Cẩm Thuỷ chỉ không lâu nữa xã Cẩm Giang sẽ trở thành trung tâm kinh tế của huyện, bởi từ thị trấn sang trung tâm xã chỉ chưa đầy 3km.

Cầu Cẩm Giang thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và Quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư và giao cho Ban Quản lý dự án 4 quản lý thực hiện.

Cầu gồm 10 nhịp với tổng chiều dài 330m, mặt cầu rộng 3,5m; trong đó có 2 nhịp tránh xe ở 2 đầu cầu rộng 6m, tổng số vốn đầu tư là 33 tỷ đồng bằng nguồn vốn xây cầu dân sinh. Thời gian thi công từ  tháng 2/2019. Sau gần 1 năm triển khai thi công, công trình đã hoàn thành.

Ngoài nguồn vốn trên, bà con nhân dân xã Cẩm Giang cũng đã đóng góp hơn 200 triệu đồng và nhiều ngày công hoàn thành đường dẫn 2 bên đầu cầu.

  

Tết đặc biệt ở khu phong tỏa Chí Linh, gói bánh chưng tặng đội kiểm dịch

Tết đặc biệt ở khu phong tỏa Chí Linh, gói bánh chưng tặng đội kiểm dịch

Tại khu phong tỏa TP Chí Linh, Hải Dương, năm nay đón Tết đặc biệt. Việc gói bánh chưng cũng được lưu tâm khi dành một phần tặng lực lượng trực ở chốt kiểm soát.

Vũ Điệp