- Trước sự việc 40 nhân tài ở Đà Nẵng xin thôi việc, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới sẽ giao đơn vị liên quan làm đề án để cán bộ, công chức yên tâm cống hiến.

Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (đề án 922) được Đà Nẵng triển khai từ năm 2006. Đến nay, 460 người tham gia đã tốt nghiệp, trong đó 375 người đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc TP.

{keywords}
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính

Tuy nhiên, mới đây có 40 người xin thôi việc, trong đó có những học viên phải bồi hoàn kinh phí đào tạo do chưa đủ thời gian cống hiến 7 năm như cam kết.

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính cho biết, tới đây sẽ giao cho Ban Tổ chức, Bộ Nội vụ và Ban công tác đại biểu xây dựng đề án theo hướng để cán bộ, công chức yên tâm cống hiến cho sự nghiệp chung.

Dùng người nào đúng việc đấy

Cùng vấn đề trên, ĐB Dương Trung Quốc chia sẻ, việc thu hút nhân tài là cần thiết nhưng cần phải đi sâu vấn đề hết sức cụ thể.

“Đà Nẵng đang ở trong thời kỳ khủng hoảng được gọi là ‘cơn sốt vỡ ra’ sau một thời gian phát triển, nảy sinh những vấn đề cần giải quyết hết sức cụ thể như vấn đề cán bộ, chính sách”, ông Quốc nói.

{keywords}
ĐB Dương Trung Quốc

Theo ông Quốc, dường như lâu nay chúng ta có hệ thống giá trị sai về nhân tài. Chẳng hạn như ta hoàn toàn phụ thuộc yếu tố bằng cấp dù bằng cấp rất quan trọng. Nhân tài ở đây không phải chỉ những người xuất chúng.

“Nhân tài mà theo quan niệm cổ điển, dùng người nào đúng việc đấy, họ được hưởng thụ tương xứng với đóng góp của họ, đấy là sử dụng nhân tài. Chứ sử dụng nhân tài không phải thu hút về lượng lớn tiến sĩ, những nhà khoa học mà không được làm khoa học thì đó là cách sử dụng lãng phí chứ đừng nói hiệu quả”, ĐB Quốc bày tỏ.

Theo ông Dương Trung Quốc, việc quan trọng nhất chính là sử dụng được nguồn lực trong dân cộng với chế độ đãi ngộ tương xứng. Trường hợp của Đà Nẵng là đáng quan tâm, cần phân tích kỹ xem là gì chứ không phải chỉ nhìn hiện tượng rồi vội kết luận.

Dẫn chứng có nhiều tình trạng bác sĩ ra bệnh viện tư, giáo viên giỏi ra trường tư là một sự lành mạnh, tạo sự cạnh tranh tích cực, ĐB Quốc cho hay điều này buộc lòng các cơ quan nhà nước phải thay đổi, nếu không sẽ mất nhân lực, chưa nói là chảy máu xám ra nước ngoài.

“Môi trường hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải thay đổi nếu muốn có đội ngũ nhân lực tốt”, ông Quốc chốt lại.

Đà Nẵng ơi, vì đâu nên nỗi?

Đà Nẵng ơi, vì đâu nên nỗi?

“Lò lửa” do Tổng bí thư nhóm lên đang cháy rần rật, cho thấy dưới bề mặt của một “thành phố đáng sống” hóa ra có những con sóng ngầm.

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được

Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gian ngắn nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến.

Đãi ngộ xứng đáng, công chức không phải chạy đua theo chức vụ

Đãi ngộ xứng đáng, công chức không phải chạy đua theo chức vụ

Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Ngô Đông Hải đề nghị đãi ngộ xứng đáng để công chức yên tâm phấn đấu, không phải chạy đua theo chức vụ.

2021: Lương công chức, sỹ quan sẽ tăng mạnh

2021: Lương công chức, sỹ quan sẽ tăng mạnh

Chính sách lương mới sẽ được áp dụng với cán bộ, CCVC, LLVT từ 2021, mức thấp nhất bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực DN.

Đà Nẵng: Nhân tài thua kiện, bị buộc trả 1,7 tỷ đồng

Đà Nẵng: Nhân tài thua kiện, bị buộc trả 1,7 tỷ đồng

Ông Lê Tuấn Anh người tham gia đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao buộc bồi hoàn số tiền hơn 1,7 tỷ đồng.

Hương Quỳnh