Vải là loại quả đặc trưng của mùa hè. Vải có vị thơm ngọt hấp dẫn khiến nhiều người mê mẩn. Ngoài việc ăn trực tiếp, bạn có thể chế biến vải thành nhiều món ngon khác. Tuy nhiên, nếu không biết cách chọn, bạn rất dễ mua phải loại vải bị sâu đầu.
Để chọn được những quả vải ngon, chất lượng cao, chị em hãy nhớ những điều sau đây.
Quan sát vỏ vải
Vỏ của quả vải phải còn tươi, mỏng, gai ở vỏ nhẵn. Cành của quả vải nhỏ và dẻo. Tránh mua những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô. Đặc biệt những quả có đốm nâu (vết thâm) ở cuống thì không nên mua vì quả như vậy dễ bị sâu đầu.
Bên cạnh đó, vỏ của quả vải phải có màu hồng tươi, quả đều nhau. Gai trên vỏ càng nhiều, càng nhọn nghĩa là vải còn xanh. Những quả này thường sẽ chua.
Vải ngon nhất khi vừa chín tới. Khi sờ vào quả phải mềm tay nhưng có độ đàn hồi, chứng tỏ vải còn tươi. Nếu quả vải bị mềm, không có tính đàn hồi nghĩa là quả đã chín quá, ăn sẽ không ngon.
Hình thức
Vải thiều có hình thức không đẹp mắt bằng vải lai, quả có thích thước nhỏ hơn, thường chỉ bằng 70% so với vải lai. Quả vải thiều tròn, hơi đều, cỡ bằng ngón chân cái. Trong khi đó, quả vai lai thường to mọng, thân thuôn dài, hạt to.
Hương vị
Khi mua, bạn nên bóc thử 1-2 quả vải để nếm thử. Vải ngon phải có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Vải thiều co cùi dày, hạt nhỏ và vị ngọt hơn so với vải lai.
Kiểm tra phần cùi
Phần cùi vải dày, dễ tách khỏi hạt, có màu trắng trong, mềm và mọng nước. Nếu phần thịt quả bị biến sắc, khô thì đó là loại vải đã để lâu ngày, kém chất lượng. Nếu phần cùi có mùi rượu, màu sắc khác là thì không nên sử dụng.
Một số lưu ý khi ăn vải
Vải có hương vị ngon ngọt, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Trung bình một ngày chỉ nên ăn 200-300 gram vải.
Vải có hàm lượng đường tương đối cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ thừa cân.
Người bị rối loạn đường máu hoặc bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều vải, tránh làm tăng đường huyết sau khi ăn.
Không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc. Người lớn chỉ nên ăn 5-10 quả/lần, trẻ nhỏ ăn 3-4 quả/lần.
(Theo Tri Thức và Cuộc Sống)