Trước khi bạn sử dụng số tiền nhàn rỗi để thực hiện đầu tư hay tiết kiệm theo mong muốn của bản thân hãy cố gắng xác định chính xác khoản tiền nhàn rỗi của mình.

Khái niệm tiền nhàn rỗi tưởng chừng đơn giản, dễ hiểu nhưng để thực sự xác định được đâu mới đúng là tiền nhàn rỗi của mình khiến nhiều người vẫn gặp khó khăn.

Tiền nhàn rỗi là khoản tiền mà bạn sẽ chắc chắn không cần dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định (bao lâu tùy trường hợp), kể cả khi đã trừ đi khoản để đề phòng các bất trắc ngoài ý muốn. Bạn có thể sử dụng khoản tiền này hoàn toàn cho mục đích tiết kiệm hoặc đầu tư mà không ảnh hưởng gì tới đời sống hằng ngày của mình.

Với khoản tài chính nhàn rỗi này bạn có thể lựa chọn những cách đầu tư không mang tính đột quá nhưng lại đáp ứng sự ổn định, bền vững. 

Khoản tiền nhàn rỗi nếu biết đầu tư khéo léo cũng sẽ giúp bạn có được khoản tài sản để dành và từ đó đem lại dòng tiền ổn định theo năm tháng. Thậm chí đó còn có thể là khoản tài sản tích lũy cho cả con cái.

1. Mua căn hộ để cho thuê dài hạn

{keywords}
Hình minh họa.

Đây vốn là cách đầu tư truyền thống. Việc cho thuê bạn đầu có thể gặp nhiều khó khăn như không được giá hay khó tìm khách thuê nhưng đây vẫn là loại hình được nhiều người có tài chính nhàn rỗi lựa chọn. Thậm chí, nếu căn hộ của bạn có giá tốt, vị trí đẹp sẽ dễ dàng cho thuê.

Như câu chuyện của anh V.L mới chia sẻ gần đây khi gia đình anh đều có kinh tế ổn định, 2 đứa con. Sau hơn 20 năm tích cóp, ngoài căn nhà để ở gia đình anh đang có 2 căn nhà và 1 miếng đất khác để vừa tích trữ tài sản, vừa giữ tiền không mất giá, vừa cho thuê được 50 triệu đồng/tháng.

Giờ đã mỏi mệt với việc đi làm kiếm tiền, lại đang có thêm khoản tiền nhàn rỗi, anh chị muốn bán miếng đất đang có, số tiền nhàn rỗi này để kiếm mua thêm một tài sản cho thuê để có thêm vài chục triệu hàng tháng mà "không phải làm gì".

Số tiền cho thuê mới này, cộng với 50 triệu đồng cho thuê đang sẵn có sẽ giúp anh chị thảnh thơi nghỉ ngơi hưởng thụ cuộc sống, trong khi vẫn lo cho hai đứa nhỏ học hết đại học.

2. Gửi tiết kiệm

{keywords}
Hình minh họa.

Đây là kênh đầu tư truyền thống, có tính an toàn cao nhưng khả năng sinh lời ít. Có thể nói, gửi tiết kiệm không phải là một kênh đầu tư hiệu quả mà nói chính xác hơn thì đây là một kênh để giữ tiền. Đây là một kênh phù hợp đối với những người “ăn chắc mặc bền” không muốn đả động gì đến những rủi ro về tài chính.

Tuy nhiên nếu bạn là một người đam mê kinh doanh, muốn tiền đẻ ra tiền nhanh hơn hoặc bạn là một người ưu thích mạo hiểm và muốn thử độ may mắn của bản thân thì gửi tiết kiệm sẽ chưa phải là một lựa chọn đáng lưu tâm. Đây cũng được coi là một nhược điểm lớn của kênh đầu tư này.

3. Đầu tư vào chứng khoán

Còn một hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi khác đang hấp dẫn không ít người, đó chính là chứng khoán. Nếu như gửi ngân hàng, lãi suất cả năm trời của bạn chỉ rơi vào 6% thì với kênh đầu tư này, việc đạt lợi nhuận trên 20% và “ngoạn mục” đến mức gấp đôi, gấp ba lần là hoàn toàn có thể. Tất nhiên còn tùy thuộc vào cách đầu tư của bạn như thế nào. 

Nhưng song song với đó là rủi ro khi tham gia vào kênh đầu tư chứng khoán. Chứng khoán có rủi ro cao hơn các hình thức gửi tiết kiệm hay mua nhà nên bạn cần cân nhắc kỹ nếu quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.

4. Kinh doanh quỹ đầu tư

{keywords}
Hình minh họa.

Quỹ đầu tư tuy đã xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam một vài năm trở lại đây. Quỹ đầu tư được hình thành bởi vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại tài sản khác,...

Ưu điểm của loại hình này là có đội ngũ chuyên gia quản lý với nhiều năm kinh nghiệm giúp giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn danh mục đầu tư. Ngoài ra, số tiền bạn đầu tư cũng sẽ có tính thanh khoản cao. Tức là tài sản của bạn có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không bị ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. Và bạn cũng có thể rút vốn ngay lập tức.

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là do mô hình còn mới nên mọi người thường ít có kinh nghiệm trong việc đánh giá tiềm năng của dự án, những rủi ro xảy ra. Ngoài ra, việc góp số vốn nhỏ dễ bị mất trắng do chủ dự án chạy “bùng”.

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)