Vào những ngày đầu năm, khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ có rất nhiều lễ hội phong phú với nhiều hoạt động văn hóa thú vị, có thể kể đến lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội Ông Hoàng Mười (Nghệ An), lễ hội Tây Thiên (Vĩnh Phúc),… Mỗi lễ hội đều có những câu chuyện và nét đẹp riêng. Muốn tham gia các lễ hội đầu năm, các bạn cần biết 4 điều sau:

Hiểu rõ văn hóa lịch sử lễ hội bạn muốn tham dự

Trước khi đến một lễ hội, việc tìm hiểu ý nghĩa, lịch sử và các hoạt động văn hóa truyền thống tại lễ hội đó là điều vô cùng quan trọng, quyết định đến việc xin lộc cầu may của bạn.

Như đến lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) người ta thường cầu ngàn may mắn bằng cách chà xát tiền vào chuông, khánh, cột ở chùa Đồng - ngôi chùa đồng lớn nhất và cao nhất cả nước.

Trong khi đó lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) lại được các đôi vợ chồng hiếm muộn ưa chọn vì sự linh ứng nổi tiếng từ xa xưa khi cầu mong đường con cái. Hay những người bán buôn lại luôn tìm về lễ hội Ông Hoàng Mười (Nghệ An) - một vị thánh yêu thương dân chuyên ban phát tài lộc cho mọi người,… để cầu mua may bán đắt.

Chọn lựa trang phục phù hợp

Trang phục khi đến với các lễ hội văn hóa thường có quy tắc chung mà hầu như tất cả mọi người đều biết, đó là trang phục lịch sự, trang trọng, thanh lịch. Tránh mặc những trang phục quá sặc sỡ, chất liệu lưới hay quá mỏng, làm ảnh hưởng đến không khí chung nơi tôn nghiêm.

Tuân thủ các quy tắc tại nơi tổ chức lễ hội.

Tại chốn thờ tự linh thiêng, nơi thường xuyên cử hành các nghi thức hành lễ, tùy vào từng lễ hội, nghi thức hành lễ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Vì thế, khi tham dự lễ hội tại các đền thờ, chùa chiền,… chúng ta cần đọc và ghi nhớ nội quy để thể hiện sự tôn trọng.

Đừng quên xin lộc cho một năm may mắn

{keywords}
Đầu năm, xin lộc cầu may với vé số tự chọn cho nguyện ước tài lộc.

Việc xin lộc đầu năm là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ ai tham dự các lễ hội văn hóa đầu năm. Theo tục xưa, người đi lễ thường hái lộc là những cành lá non trên các cây cảnh nơi linh thiêng và xem như lộc trời cho may mắn cả năm. Tuy nhiên, việc bứt lá bẻ cành dần trở nên biến tướng khi làm hư hỏng các cây cảnh đẹp, ảnh hưởng đến môi trường và tạo nên những hình ảnh không đẹp mắt nơi chốn tôn nghiêm.

Chính vì thế, việc chuyển từ “hái lộc” sang “xin lộc” đang trở thành xu hướng của phần lớn người dự lễ, thể hiện sự văn minh lịch sự. Xin lộc có thể là một quẻ xăm thượng thượng, một phong bao lì xì đỏ lấy hên, hay đơn giản là mua một tờ vé số tìm kiếm vận may đầu năm mới.

Những năm gần đây, việc mua cho mình hay lì xì cho người thân một tờ vé số tự chọn đầu năm đã trở thành một xu hướng xin lộc văn minh và hiện đại. Trong không khí lễ hội tưng bừng đầu năm, thì việc tự chọn cho mình một dãy số làm lá lộc may mắn sẽ mang đến thêm niềm vui và niềm hy vọng vào nhiều điều tốt đẹp cho năm mới.

Ngày đầu năm, ngoài xin lộc để cầu may mắn, bình an, tài lộc, sao không gieo thử vận may với những con số may mắn tự chọn tại Vietlott, biết đâu bạn sẽ trở thành người may mắn nhất và nguyện ước tài lộc thành hiện thực.

Trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, Vietlott đã chính thức mở bán và dựng các booth tại các khu vực gần đền chùa, tạo điều kiện cho mọi nhà đều có cơ hội được Thần Tài gõ cửa, đón lộc đầu năm mới.

Hòa cùng xu hướng "hái lộc" hiện đại, hãy chọn cho mình một dãy số may mắn cùng vé số tự chọn Vietlott trong không khí tưng bừng nhộn nhịp của mùa lễ hội đầu năm tại:

* 13/02/2019-07/04/2019    Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
* 06/02/2019-07/04/2019    Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội)
* 31/01/2019-31/03/2019    Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười (Hà Tĩnh) (còn gọi là Đền Củi)
* 05/02/2019-31/03/2019    Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười (Nghệ An)
* 14/02/2019-31/03/2019    Lễ hội Đền Bờ (Hòa Bình)
* 05/04/2019-21/04/2019    Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)
* 06/02/2019-31/03/2019    Lễ hội Đền Mẫu (Hưng Yên)
* 14/02/2019-31/03/2019    Lễ hội Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Mọi thông tin chi tiết, xem thêm tại: https://vietlott.vn/

Lệ Thanh