Chú trọng dạy con tự lập, đề cao tính kỷ luật và luôn chú ý xây dựng cảm xúc, đầu tư cho tương lai của con là những điểm nổi bật trong phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Nhật.
Cha mẹ Nhật có xu hướng tiếp cận vấn đề khác khá nhiều so với cha mẹ Mỹ, bao gồm cách xử lý mâu thuẫn, kỷ luật và một số khía cạnh khác của việc nuôi dạy trẻ. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng sử dụng thuật ngữ và cách phân loại khi nói về các phong cách nuôi dạy trẻ khác hẳn so với Mỹ.
Dạy con tự lập từ nhỏ
Trong một số trường hợp, cha mẹ Mỹ thường sẽ lựa chọn việc xen vào giữa để can thiệp, nhằm xử lý mâu thuẫn giữa hai đứa trẻ. Trái lại, cha mẹ Nhật có xu hướng giữ khoảng cách và để trẻ tự tìm cách giải quyết. Theo tác giả Christine Gross-Loh trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, trẻ em Nhật thường thể hiện sự tự lập và tự chăm sóc bản thân hiệu quả hơn so với trẻ em Mỹ.
Có được điều này chính là nhờ việc cha mẹ Nhật đã luôn tạo điều kiện cho trẻ tự đối mặt với rắc rối của mình và tự tìm ra cách xử lý. Cha mẹ Nhật cũng yêu cầu con cái làm nhiều việc nhà hơn từ khi còn nhỏ để rèn luyện những đức tính cơ bản trên.
Trẻ em Nhật thường thể hiện sự tự lập và tự chăm sóc bản thân hiệu quả hơn so với trẻ em Mỹ. |
Coi trọng tính kỷ luật
“Kỷ luật” trong tiếng Nhật là “shitsuke” – cũng có nghĩa là nhân cách tốt hoặc những hàng lối thẳng tắp, ngay ngắn mà hạt giống được gieo trồng trong vườn, ngoài đồng ruộng. Theo Nobuko Uchida, Đại học Tsukuba, nhiều cha mẹ Nhật đã thực hành việc dạy con cái mình “shitsuke” bằng cách cho trẻ cùng làm phần lớn hoạt động thường ngày với mình như lau dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn. Trong lúc làm kết hợp với trò chuyện thân mật, cởi mở.
Trẻ em Nhật sẽ học được cách cư xử trong những tình huống khác nhau thông qua việc bắt chước cách hành xử từ cha mẹ hơn là thông qua những giáo huấn, nhắc nhở nếu lỡ làm sai.
Chú trọng xây dựng hình ảnh và cảm xúc
Các nhà nghiên cứu sự phát triển của trẻ em Mỹ thường tập trung vào mức độ mà cha mẹ thể hiện sự độc đoán hay bị động trong cách tiếp cận phương pháp nuôi dạy trẻ. Nhưng một nghiên cứu năm 2008 được tiến hành bởi Hakuhodo Baby và Dự án Kinh doanh Gia đình, cho thấy, phong cách nuôi dạy con của người Nhật được mô tả hoàn toàn khác biệt. Một số phụ huynh được gắn mác là “chú trọng xây dựng hình và cảm xúc” cho con. Họ luôn cẩn trọng lựa chọn và chuẩn bị những bữa ăn giàu dinh dưỡng từ những nguyên liệu tươi sạch, lành mạnh, đồng thời cho đứa trẻ mặc những bộ quần áo thời trang nhất.
Có một bộ phận cha mẹ Nhật đặc biệt chú trọng đầu tư cho con, nuôi con đầy lý trí, rất hứng thú với việc đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu, các hoạt động ngoại khóa. |
Chú trọng đầu tư cho tương lai và nuôi con theo kiểu lý trí khoa học
Ngược lại với kiểu cha mẹ chú trọng xây dựng hình ảnh, cảm xúc cho con, một số phụ huynh Nhật không tập trung vào thức ăn hay quần áo mà dành toàn bộ tâm sức để thu thập thông tin về cách làm cha mẹ, về thời kỳ thơ ấu từ mọi nguồn có thể. Cha mẹ chú trọng đầu tư cho con, nuôi con đầy lý trí, rất hứng thú với việc đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu, các hoạt động ngoại khóa.
Kiểu nuôi dạy con này phổ biến ở những tầng lớp có thu nhập cao và thường lớn tuổi. Trong khi đó, nuôi dạy con chú trong xây dựng hình ảnh, cảm xúc cho con lại thịnh hành ở những người làm cha mẹ có độ tuổi trẻ hơn và ít có ảnh hưởng xã hội hơn.
Vài nét về tác giả:
Scott Thompson bắt đầu nghề viết chuyên nghiệp từ năm 1990. Tờ đầu tiên mà ông cộng tác là Pequawket Valley News. Ông là tác giả của 9 cuốn sách đã xuất bản với các đề tài như lịch sử, võ thuật, thơ ca, tiểu thuyết viễn tưởng. Tác phẩm của ông cũng được đăng tải trên tạp chí Talebones và hơp tuyển văn học Strange Pleasure. |
(Theo Trí Thức Trẻ)