Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng với đầy ắp tiếng cười, vui vẻ, hạnh phúc mà còn cả những lần giận dỗi, cãi vã… Có người lựa chọn cho mình cách im lặng đợi cơn thịnh nộ đi qua, nhưng có người lại lựa chọn buông lời cay đắng và xả hết những sự nóng giận bên trong mình ra ngoài.  

Còn bạn lựa chọn cách nào? Hãy cùng xem một vài biện pháp để hóa giải mâu thuẫn dưới đây của chuyên gia tâm lý Tuệ An nhé:  

1. Nếu chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng  

Mỗi lần tranh cãi, đừng vội thất vọng. Bởi sau mỗi cuộc xung đột, chắc chắn cái tôi của cả hai sẽ đang còn rất lớn, đặc biệt là tất cả những gì vừa mới xả vào mặt nhau vẫn còn đọng lại trong tâm trí.

Những tổn thương vẫn hiện hữu chưa lành nên vào những giờ phút như vậy tốt nhất hãy tạm cho nhau một khoảng thời gian ngắn để ổn định lại tinh thần và nhìn nhận lại sự việc một cách thấu đáo.  

Khi cảm thấy đã ổn, cơn giận đã qua hãy nhớ tìm lại nhau để nói lời yêu thương bạn nhé!  

{keywords}
 

2. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa bằng ly hôn  

Hai người quen nhau, yêu nhau, đến với nhau thành một gia đình không hề dễ dàng, nên đừng bao giờ vì những mâu thuẫn, tranh cãi mà nói ra hai chữ "ly hôn". Vì trong lúc ta kích động, khó tránh sẽ đưa ra sự lựa chọn sai lầm khiến bản thân hối hận cả đời.  

"Ly hôn" là từ nhạy cảm nhất, rất nguy hiểm khi bất cẩn nói ra những chữ này, sẽ rất dễ phá vỡ mối dây liên kết tình cảm giữa vợ chồng.  

3. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương  

Đặc điểm phổ biến của các cặp vợ chồng ở Việt Nam là rất thích lôi những ngôn từ nhạy cảm hoặc gia đình ông, bà, bố, mẹ... của hai bên ra để nói nhau trong những lúc mất bình tĩnh.  

Đây là điều không nên mà các cặp đôi nên lưu ý tránh xa. Vì điều này sẽ làm tổn thương nhau và không hề có sự tôn trọng nhau. Thay vào đó hãy thật bình tĩnh để lắng nghe và chia sẻ thẳng thắng với nhau.  

4. Học cách nói lời xin lỗi  

Tranh cãi dường như xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào. Sau mỗi cuộc xung đột đó, hãy dẹp bỏ thể diện, lòng tự cao của mình sang một bên để nói lời xin lỗi người mình yêu thương vì gia đình nhỏ của bạn quan trọng hơn những thứ ấy rất nhiều.

Muốn giữ gìn hôn nhân yên ấm, cần nhớ những thời điểm phải nói lời xin lỗi, để người bạn đời của mình thông cảm, thấu hiểu cho những sai lầm của mình. Lời xin lỗi chân thành có thể nói thông qua tin nhắn điện thoại, ghi vào giấy, nhờ con cái chuyển lời hộ… Học cách xin lỗi vợ/chồng sẽ khiến tình cảm gia đình thêm hạnh phúc. 

Theo Giáo dục & Thời đại

Hôn nhân thất bại chủ yếu do phụ nữ quên 3 điều này

Hôn nhân thất bại chủ yếu do phụ nữ quên 3 điều này

Quá nghe lời chồng, phục tùng chồng một cách vô điều kiện, không dám đòi hỏi tiền bạc, vật chất là những việc nhiều phụ nữ đang làm. Nhưng điều này chỉ khiến họ trở nên đáng thương, ít được chồng trân trọng.