- Theo thống kê của tạp chí Echelon, Singapore – một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng gần gấp đôi so với số liệu cuối năm 2015. 

{keywords}
Báo cáo tình hình và kết quả triển khai Đề án 844 được trình bày tại hội thảo “Bàn giải pháp thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” chiều ngày 10/8

Theo thống kê của tổ chức Topica Foun2der Institute, năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt vốn đầu tư so với năm 2016. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Kber Network, Foody…

Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 30 cơ sở ươm tạo và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh – tăng đáng kể so với năm 2016. Hết năm 2017 có khoảng 40 quỹ đầu tư có hoạt động tại Việt Nam, phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài.

Số lượng và hoạt động của nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng.

Để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, năm 2016, Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (hay còn gọi là Đề án 844), giao Bộ KH&CN chủ trì thực hiện.

Trong năm 2017 - 2018, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành tạo lập môi trường thể chế chính sách thuận lợi phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bộ đã phối hợp tham gia xây dựng nội dung về khởi nghiệp và đầu tư cho khởi nghiệp tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và một số nghị định khác.

Bộ cũng trình Chính phủ báo cáo giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước; đề xuất các giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhà đầu tư cho khởi nghiệp tại Dự thảo Luật sửa các luật thuế…

Bộ đã kết nối, ký hợp đồng với 4 đối tác có kinh nghiệm triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến tháng 7/2018, ĐHQGHN đã hoàn thành xây dựng đề cương chi tiết môn học về khởi nghiệp cũng như xây dựng đề án về việc điều chỉnh để đưa môn học về khởi nghiệp vào chương trình đào tạo.

Đề án đã tuyển chọn được 12-15 “mentor” (cố vấn) tiềm năng để đào tạo khoá thứ nhất, tổ chức 6 khoá đào tạo kỹ năng gọi vốn cho khoảng 40 cá nhân, nhóm, doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, đề án cũng góp vốn vào 3 dự án khởi nghiệp, môĩ dự án 1 tỷ đồng, phát vay 8 dự án từ Quỹ Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp.

Một trong những hoạt động lớn mà Bộ KH&CN đã làm được trong năm 2017 là tổ chức thành công sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2017 (TECHFEST 2017).

TECHFEST 2017 đã thu hút trên 4.500 lượt người, 250 doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự. Có 29 thương vụ đầu tư được cam kết với tổng giá trị 4,5 triệu USD, hơn 170 cuộc kết nối đầu tư sâu từ trước và trong sự kiện được thực hiện.

Năm 2018, TECHFEST sẽ tiếp tục được thực hiện với kỳ vọng trở thành sự kiện về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu Việt Nam, thu hút được sự tham gia của cộng đồng khởi nghiệp quốc tế.

Trong thời gian tới, Bộ KH&CN đặt ra một số mục tiêu để tiếp tục triển khai Đề án 844: xây dựng các mạng lưới về khởi nghiệp, bao gồm: mạng lưới nhà đầu tư và quỹ đầu tư, mạng lưới tư vấn, mạng lưới chuyên gia…; hoàn thiện và ban hành Thông tư tài chính cho Đề án.

Về xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế phát triển khởi nghiệp, Bộ sẽ nghiên cứu, rà soát và kiến nghị các cơ quan giảm bớt các thủ tục, giấy phép con, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng xã hội, giấy phép thử nghiệm sản phẩm mới…

Đề xuất cơ chế chính sách về thuế suất ưu đãi cho khởi nghiệp và đầu tư cho khởi nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ được Bộ đặt ra trong thời gian tới.

Bộ cũng sẽ phổi hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương… tận dụng cơ sở vật chất có sẵn, sửa chữa, cải tạo để tạo không gian làm việc chung cho các nhóm khởi nghiệp. 

Về mặt liên kết, phát triển hợp tác giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và khu vực nghiên cứu trong trường đại học, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ thương mại hoá kết quả nghiên cứu, thu hút không chỉ sinh viên khởi nghiệp mà còn các nhà khoa học, nghiên cứu viên. Đồng thời, trong thời gian tới sẽ đề xuất cơ chế phân chia lợi nhuận hình thành doanh nghiệp từ kết quả các đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước.

Nguyễn Thảo

82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp

82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp

Theo khảo sát mới nhất của Navigos Group, có đến 82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp trong tương lai

Ứng dụng đặt xe tải đạt Giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp

Ứng dụng đặt xe tải đạt Giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp

Ứng dụng đặt xe tải, xe container LOGLAG đã vinh dự đoạt Giải Nhất cuộc thi “Hành trình khởi nghiệp – Startup journey 2018”.

Đưa chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo

Đưa chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các ĐH, học viện, các trường ĐH, trường CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm yêu cầu xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo và bố trí giảng viên hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

3 kinh nghiệm Shark Vương khuyên sinh viên để khởi nghiệp thành công

3 kinh nghiệm Shark Vương khuyên sinh viên để khởi nghiệp thành công

Bên lề một cuộc thi khởi nghiệp của sinh viên, Shark Trần Anh Vương – vị “cá mập” trong chương trình Shark Tank Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên thiết thực với những người trẻ có mong muốn khởi nghiệp thành công.

"Đừng để khởi nghiệp vụt lên rồi lại lắng đi"

"Đừng để khởi nghiệp vụt lên rồi lại lắng đi"

Phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, hoạt động khởi nghiệp không thể là phong trào vụt lên một lúc rồi lắng đi mà phải liên tục, dài hơi.