Mẹ chồng Bắc còn biết nhiều ca dao tục ngữ, thích nói ẩn nói dụ, đến chửi cũng phải thành vần.

Dạo này các trang báo mạng rộ lên phong trào “bình loạn” về phân biệt Bắc-Nam. Mình hơi chạnh lòng vì sao không bao giờ thấy mọi người nhắc đến gái miền Trung làm dâu mẹ chồng Bắc.

Mình là người phụ nữ miền Trung đang làm dâu đất Bắc. Và xin được trả lời câu hỏi của bạn Thanh Thủy. Sự thật thì không chỉ có dâu Nam - mẹ chồng Bắc mới thâm thù cửu hận đâu. Mà dâu Trung - mẹ chồng Bắc cũng thù nặng khó phai. Vì lý do nhạy cảm vùng miền, mình xin phép không nêu quê cụ thể của mình và nhà chồng.

Chung sống với mẹ chồng Bắc 3 năm, những bức xúc của mình đã chất thành núi. Nhưng đó cũng là thời gian để mình nhìn rõ hơn những đặc trưng xấu của mẹ chồng mình nói riêng và mình nghĩ là của cả mẹ chồng Bắc nói chung. Để mọi người hiểu rõ được những khác biệt về con người giữa các mẹ chồng các vùng miền, mình xin được tóm tắt một vài điểm xấu không lẫn vào đâu được của mẹ chồng Bắc.

{keywords}

Chung sống với mẹ chồng Bắc 3 năm, những bức xúc của mình đã chất thành núi.

Thứ nhất, mẹ chồng Bắc luôn tính toán hơn thiệt trong các mối quan hệ.

Mình thấy mẹ chồng người miền Nam thoáng đạt, mẹ chồng người miền Trung hòa đồng chia sẻ. Chỉ duy mẹ chồng Bắc là khác. Mẹ chồng Bắc của mình cũng vậy, luôn muốn làm tâm điểm, được hưởng lợi trong bất cứ quan hệ quen biết nào.

Thượng đội hạ đạp là bản tính của bà. Không chỉ họ hàng ruột thịt mà bên thông gia bà cũng chọn bạn mà chơi. Nhà mẹ chồng mình có 3 thông gia. Và cứ thông gia nào có giàu có hơn thì bà đon đả mời chào. Thông gia nào nghèo thì bà không khinh ra mặt song bơ và có phần không coi trọng.

Lúc lễ lạt phải quà cáp qua lại, bà cũng chỉ chọn nhà khá giả mà biếu xén. Theo lý thuyết của bà, cho nhà giàu vừa có tiếng vừa có miếng. Thậm chí cho 1 được 10. Còn cho nhà nghèo thì chỉ là muối bỏ biển không thu được lợi gì, lại thâm hụt đi.

Mấy lần mình để ý họ hàng mình ra Bắc chơi. Thấy mình ở đây nên họ nhân tiện ghé vào thăm con cháu. Mẹ chồng mình nhìn áo quần, cung cách của họ rồi mới thể hiện thái độ đón tiếp đúng “chuẩn”. Nếu khách biếu bà chút quà bà sẽ đon đả mời ở lại ăn cơm. Nhưng nếu khách đến mà vô tâm mang 2 tay không đến, bà chỉ tiếp qua loa hoặc thậm chí cáo bận có việc phải đi.

Thứ hai, mẹ chồng Bắc hay ky bo bần tiện, chỉ thích “ăn tiền” của người khác.

Mỗi tháng hai vợ chồng mình đóng 1/2 thu nhập để mẹ chồng lo ăn ở và chi phí sinh hoạt. Dù chỉ ăn mỗi bữa tối cùng gia đình, nhưng bữa ăn nhà mình không bao giờ có quá 3 món. Nhiều hôm chỉ có 2 món và các món phải 3-4 hôm mới được thay đổi 1 lần.

Không phải mẹ chồng mình không khéo nội trợ. Cũng không phải mẹ chồng mình không có thời gian mà là tính bà cứ ky bo bần tiện và ăn uống hà tiện thế. Chẳng thế mà mẹ chồng chỉ ở nhà nội trợ mà giàu hơn cả mình. Tháng nào cũng dư tiền đi mua khi 1 chỉ vàng khi nửa chỉ vàng.

Không chỉ vậy, bà còn tìm đủ cách moi tiền từ chồng con, nhất là từ con dâu. Nhiều lần mình phát hiện ra, bà xin tiền đi khám, đi đám giỗ, gửi về quê nhưng nào có đi mà thực chất chỉ cất vào tủ. Hôm nào bà có hứng bế cháu ra đầu ngõ ăn quà thì khi về cũng phải đòi lại tiền bỏ ra bằng được.

Thi thoảng mình nhờ bà giữ con ngày nghỉ vì phải bận làm nốt việc gấp ở cơ quan thì bà cũng không ngại vòi tiền. Điều này khiến mình có cảm giác, mẹ con với nhau mà làm gì cũng phải hối lộ bằng tiền.

Cứ moi tiền của con liên tục như thế nhưng còn tiền của bà thì có chết cũng không chìa một xu. Lúc mình sinh con nằm 1 tuần ở viện, bà qua thăm cháu đúng 2 lần. Lần đầu bà mua một hộp cháo dinh dưỡng cho con dâu ăn. Lần sau bà mua hoa quả.

Thứ ba, mẹ chồng Bắc hầu hết nói ngọt như đường mà cứa đứt tai.

Người miền Trung mình cũng ăn nói thâm trầm, sâu nhưng cay. Còn mẹ chồng Bắc mình thì vừa sâu vừa hiểm. Mình không muốn làm một kẻ kém văn hóa phân biệt này nọ. Nhưng quả thật sống ở nhà chồng mình mới thấy, một phụ nữ vốn thích làm nhiều hơn nói và có phần khá kiệm lời thì mình không thích mẹ chồng Bắc đon đả mà giả tạo chút nào.

Mẹ chồng mình cứ không yêu thì nói thành yêu, yêu nữa thì ca tụng đến trời. Trước mặt thì khen từ gót chân đến ngọn tóc mà vừa quay lưng đi đã trề môi “cái ngữ ấy”, “cái phường ấy”, “cái con ấy”…

Chẳng thế mà mình ăn ở với bà hết tâm hết tiền mà bà vẫn kể xấu con dâu thế này thế kia khắp ngõ. Nhưng trước mặt thông gia thì một hai khen “Con dâu thảo con dâu hiền của tôi”.

Mẹ chồng Bắc còn biết nhiều ca dao tục ngữ, thích nói ẩn nói dụ, đến chửi cũng phải thành vần. Mình bị sốc khi có lần ba mẹ ruột mình ra thăm, có ý trách móc nhà chồng mình sao nghỉ hè mà không cho cháu về thăm ông bà ngoại. Trách thế chứ chưa ai động chạm gì đến bà mà bà bảo “Thông gia là bà con tiên, ăn ở không hiền là bà con chó”. Ba mẹ mình sốc, giận tím người nhưng thương con gái đành phải nhịn giả vờ không nghe thấy bà ví von gì.

Mình không phải là gái miền Nam, dễ trách cũng dễ quên. Những nhiều lời cay nghiệt mẹ chồng nói với mình, dù muốn quên đi song mình đều ghi nhớ đến tận ruột già ruột non nên vô cùng khó sống.

Nhiều lúc mình thấy ân hận, đi làm dâu đã khó, làm dâu trong một gia đình miền Bắc lại càng khó hơn. Những điều nhỏ nhặt cũng trở thành sự kỳ thị vùng miền đến nhức nhối.

Hình như mỗi khi có bất đồng xảy ra, điều mà cả mình và mẹ chồng nghĩ đến đầu tiên là sự khác biệt này. Ai cũng muốn lấy đó làm nguyên nhân để đổ lỗi cho người kia và cả quê hương của người đó.

Tất nhiên mình không chọn giải pháp ly hôn. Mình muốn tiếp tục dung hòa những xung đột này. Nhưng vấn đề là phải làm sao khi người cần thay đổi chính là mẹ chồng Bắc xấu tính của mình chứ không phải mình?

 (Theo Afamily)