- Ba nữ sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội mới đây đã giành giải Nhất tại Hội nghị Khoa học – Công nghệ tuổi trẻ của trường với những nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội.

Bích Phương

Phương hiện là sinh viên lớp Y5B, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Điểm trung bình chung học tập 4 năm: 8,12. Nhiều năm Phương giành học bổng khuyến khích học tập của trường, học bổng cho top 10 sinh viên có điểm tổng kết cao nhất học kỳ I năm 1.

Phương còn tham gia trao đổi sinh viên tại viện Karrolinska, Thuỵ Điển từ tháng 8-11 năm 2014, chuyên ngành Sản Phụ Khoa: ECTS Grade: A (Excellent - outstanding performance with only minor errors). Tham gia cuộc thi sinh viên Y khoa Quốc tế tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan tháng 11 năm 2015.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Vũ Bích Phương hiện là sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, Trường ĐH Y Hà Nội.

Nữ sinh này cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội như tổ chức trung thu cho các bệnh nhi tại Bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện K1, các hoạt động tình nguyện tại làng trẻ Hoà Bình, tiếp sức mùa thi năm 2012, tham gia tổ chức các hội thảo cho sinh viên khối ngành Y, Dược.

Phương tích cực tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực loãng xương và ung thư vú; nghiên cứu đánh giá tình hình học lâm sàng của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội; tham gia nghiên cứu đánh giá dung tích phổi ở người Việt Nam và các yếu tố liên quan.

Cô bạn cũng là thanh viên nhóm nghiên cứu về Y tế điện tử, Kinh tế và chính sách Y tế dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Xuân Bách.

Mới đây, Phương đã báo cáo xuất sắc đề tài khoa học về “Ảnh hưởng của Internet và tương tác cá nhân trên mạng xã hội đến hành vi nguy cơ và chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên”.

Chia sẻ về lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu này, Phương cho biết: “Từ khi ra đời cho đến nay, Inetrnet đã trở nên phổ biến và tác động đến mọi mặt cuộc sống của con người. Trong đó, sự thay đổi cách con người và con người tương tác với nhau có thể thấy một cách rõ ràng nhất.”

Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, người Việt, đặc biệt là giới trẻ, có rất nhiều các tương tác khác nhau trên các trang mạng xã hội và từ đó mở rộng mạng lưới liên kết của mình đến với thế giới bên ngoài. 

Bên cạnh những thông tin hữu ích và có lợi mà người dùng thu được từ mạng xã hội, thì việc bị ảnh hưởng tới lối sống và quyết định của cá nhân một cách không có lợi, dẫn đến các hành vi nguy cơ nguy hiểm cũng dần trở nên phổ biến...

Tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực này, Phương muốn có cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng sử dụng Internet của thanh thiếu niên Việt Nam và những ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội lên đời sống của họ, từ đó có thể tham gia đóng góp và lên kế hoạch cho những thay đổi cần thiết để tác động vào thói quen sử dụng Internet và mạng xã hội này.

Nguyễn Thị Mai

Sinh năm 1995, Mai hiện là sinh viên lớp Y3K, Khoa y tế công cộng.

Nữ sinh cũng có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về quản lý chất lượng bệnh viện, Hệ thống y tế từ xa (2014- 2015), nghiên cứu về tiêm chủng, vệ sinh an toàn thực phầm, nghiện internet (2015- 2016).

Mai từng là trưởng nhóm tình nguyện viên Dự án “Làm cha mẹ có trách nhiệm”; là đại biểu tham dự Chương trình thanh niên tình nguyện Việt Nam -Canada do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức Thanh niên Thế giới Canada; top 20 Đại sứ giáo dục Ireland tại Việt Nam, giải triển vọng Hội diễn văn nghệ ĐH Y Hà Nội; chủ tịch Chương trình tình nguyện “For A Green Day”; top 50 Đi tìm thủ lĩnh tình nguyện viên quốc tế....

{keywords}

{keywords}
Nguyễn Thị Mai, sinh viên Khoa y tế công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội

Say mê tiến hành chủ đề nghiên cứu về “Nghiện Internet trong thanh thiếu niên” - Mai chia sẻ: “Bên cạnh những tính năng truyền thống như tìm kiếm thông tin, trò chuyện, trao đổi, giải trí…thì check-in hay hashtag trở thành những trào lưu chưa bao giờ hết nóng”.

Theo đó, những lời giải thích cho việc đi học muộn, ngủ gật trong lớp hay không làm việc nhóm có cùng khuôn mẫu như: “tối qua xem phim muộn quá”, “mải đọc blog nên quên”…có tần số tăng dần đều theo cấp số nhân.

“Tuy nhiên, dường như nghiện Internet vẫn chưa nhận được sự quan tâm, can thiệp đúng mức của cộng đồng và các cơ quan có thẩm quyền liên quan cũng như sự chú tâm, đầu tư của các nhà nghiên cứu, bằng chứng là tài liệu khoa học về chủ đề này tại Việt Nam còn vô cùng hạn chế” – Mai tâm sự.

Thông qua nghiên cứu, Mai cùng với các thành viên trong nhóm kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân cùng chung tay xây dựng một mạng lưới Internet văn minh, lành mạnh.

Đặng Kim Anh

Sinh năm 1994, Kim Anh hiện đang học lớp Y4, Bác sĩ y học dự phòng tại trường.

Kim Anh có 4 năm liền là gương mặt đạt học bổng sinh viên có thành tích học xuất sắc tại trường. Cô từng là thành viên câu lạc bộ Yêu Tiếng Anh do Trung tâm Toeic Academy tổ chức; đạt giải nhì về video clip trong cuộc thi "Vì Việt Nam không khói thuốc" do Bộ Y Tế tổ chức.

Cô từng là quản người quản lý sự kiện, cố vấn ban truyền thông cho 2 dự án tình nguyện "Trái tim âm nhạc" năm 2014 và 2015 – do câu lạc bộ We – guitaristas tổ chức nhằm gây quỹ cho người già và tàn tật tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hòa Bình (2014) và Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Vĩnh Phúc (2015); tham gia hoạt động tình nguyện khám chữa bệnh miễn phí cho người dân miền núi, tỉnh Bắc Giang...

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Đặng Kim Anh đang theo học ngành Bác sỹ y học dự phòng tại Trường ĐH Y Hà Nội.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học của mình, Kim Anh đã tìm hiểu về: “Ứng dụng điện thoại di động thông minh để điều trị lạm dụng nghiện chất”.

Kim Anh hào hứng cho biết: “Nghiên cứu này bước đầu cho thấy những kết quả rất tích cực. Thanh thiếu niên có thái độ quan tâm cao đối với các thông tin sức khỏe trên mạng xã hội và ứng dụng di động”.

Nhóm nghiên cứu cũng  xác định một số yếu tố liên quan tới thái độ và hành vi tìm kiếm các thông tin y tế như là nhóm tuổi, giới tính, sở thích…, đồng thời cũng tìm hiểu thêm những tính năng ưa thích/được người sử dụng lựa chọn cho  một ứng dụng sức khỏe trên website/điện thoại thông minh.

Các kết quả này sẽ là  những thông tin cần thiết giúp nhà sản xuất phát triển các ứng dụng sức khỏe tại  Việt Nam. Và nó sẽ giúp các nhà quản lý có những hướng đi đúng đắn để phát triển chúng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác nâng cao sức khỏe. 

  • Văn Chung (Ảnh: NVCC)