TIN BÀI KHÁC
Xin hỏi luật sư: Ông ngoại của bé làm như vậy có vi phạm pháp luật không? Tôi phải làm gì để được quyền thăm nom con?
Vợ tôi ẵm con nhỏ và đồ đạc tư trang về nhà mẹ ruột sống (ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn
Luật Hôn nhân gia đình 2014 - Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Căn cứ theo quy định trên, bạn có quyền được thăm con mà ông, bà không được cản trở quyền thăm nom con. Nếu ông ngoại vẫn tiếp tục có hành vi cản trở việc thăm nom thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị Định 167/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2013