Con số này cho thấy sự đón nhận của người Việt với công nghệ điều khiển bằng giọng nói do chính người Việt nghiên cứu và phát triển.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đi vào cuộc sống
Kiki đã dần trở thành trợ lý giọng nói quen thuộc của hàng trăm nghìn chủ sở hữu ôtô trên khắp Việt Nam. Tập trung vào khả năng xử lí với các câu lệnh tiếng Việt và các chức năng cơ bản như nghe nhạc, chỉ đường và đọc tin nhưng phát triển ở mức độ hoàn thiện cao nhất có thể là lí do để ứng dụng này chinh phục người dùng.
Anh Nguyễn Văn Thắng (Bình Thạnh - TP.HCM) cho biết: “Nhìn chung, Kiki có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu như chỉ đường, nghe nhạc, đọc báo… giúp tôi tập trung lái xe an toàn thay vì phải thao tác qua màn hình hay điện thoại thông minh như trước đây”.
Chung ý kiến với anh Thắng, anh Nguyễn Chung (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ thêm: “Từ ngày biết đến Kiki, hành trình lái xe của tôi trở nên dễ dàng hơn. Tôi đặc biệt thích Kiki vì do người Việt làm ra nên hiểu tiếng Việt rất tốt. Trước đây tôi cũng biết đến một số ứng dụng nhưng bằng tiếng Anh nên không sử dụng được. Hiện, tôi thấy Kiki khá tiện lợi”.
Đánh giá về tiềm năng của AI tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Hoàng Khánh Duy (thành viên phát triển Kiki), mặc dù các tập đoàn công nghệ lớn đã đi trước khá xa trong lĩnh vực này, tuy nhiên, các công ty công nghệ Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế của người đi sau, khai thác các yếu tố bản địa để gia tăng lợi thế cạnh tranh và bắt kịp bước tiến của thế giới.
Ông Duy cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu và phát triển thêm các tính năng và tác vụ mới phục vụ nhu cầu của người dùng Việt. Hi vọng giọng nói của Kiki có thể “phủ sóng” rộng rãi hơn trên khắp Việt Nam”.
Tiềm năng phát triển của Kiki
Có thể nói, Kiki đã góp phần đánh dấu bước chuyển mình của AI tại Việt Nam khi thu hẹp khoảng cách giữa ý tưởng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trải nghiệm thực tế của đời sống hàng ngày.
Tháng 8/2022, Kiki cán mốc 100.000 lượt cài đặt, đến nay, mới chỉ hơn 3 tháng kể từ dấu ấn đầu tiên trên thị trường, đã có hơn 200.000 lượt tải và sử dụng trợ lý giọng nói thuần Việt. Điều này không chỉ cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của Kiki mà còn phản ánh nhu cầu điều khiển bằng giọng nói khi lái xe của người Việt đang dần tăng cao. Nhận thức và nhu cầu sử dụng AI trong đời sống thường nhật cũng đang dần thay đổi.
TS. Châu Thành Đức (Giám đốc khoa học dữ liệu tại Zalo) - chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ giọng nói cho biết: “AI là xu hướng và nếu trước đây chúng ta nói phổ cập công nghệ thông tin, thì trong bối cảnh hiện nay chúng ta phổ cập AI. Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng AI càng tạo ra nhiều lợi ích, dịch vụ cho người dùng. AI giúp giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách dễ dàng hơn”.
Theo dự đoán của công ty Transparency Market Research, thị trường trợ lý thông minh toàn cầu dự kiến có thể đạt tới 50,9 tỷ USD với mức tăng trưởng kép 33% trong giai đoạn 2020 - 2030.
Tại Việt Nam, rất nhiều hãng màn hình thông minh đã tích hợp trợ lý giọng nói Kiki lên các sản phẩm của mình. Từ giữa năm 2021 hai hãng màn hình Gotech và Zestech đã tích hợp Kiki, sự kiện này được xem là cột mốc đáng nhớ của thị trường ô tô thông minh trong năm vừa qua.
Liên tiếp sau đó, các hãng màn hình ôtô khác cũng tích hợp Kiki trên sản phẩm như Bravigo, Safeview, OledPro, Eononpro, Teyes... Thực tế cho thấy, các hãng màn hình đã tăng trưởng đáng kể sau khi tích hợp thành công AI.
Có thể nói, với nhu cầu lớn từ thị trường và những lợi thế cạnh tranh riêng có của mình, trợ lý giọng nói Kiki còn nhiều dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới.
Lệ Thanh